Từ tuần 36, thai nhi đã phát triển hoàn thiện và sẵn sàng thích nghi với môi trường bên ngoài. Đây là giai đoạn quan trọng, mẹ bầu cần chú ý theo dõi thai 36 tuần tuổi, từ cử động đến các chỉ số quan trọng, đảm bảo bé khỏe mạnh cho tới ngày chào đời. Vậy thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào? Mẹ cần làm gì để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình vượt cạn sắp tới? Cùng theo dõi bài viết này nhé!
Thai 36 tuần là mấy tháng?
Thai 36 tuần tương đương với tháng thứ 9 của thai kỳ. Đánh dấu cột mốc quan trọng cuối cùng của mẹ và con yêu trước khi chào đời.
Thai 36 tuần phát triển như thế nào?
Thời điểm thai 36 tuần, bé chỉ còn khoảng 4 tuần nữa là ra đời. Lúc này, cơ thể gần như đã phát triển toàn diện về cả hình thái lẫn chức năng của các cơ quan. Do đó, sự thay đổi của bé con giai đoạn này cũng không nhiều như những tuần trước đó. Cụ thể:
Tăng trưởng chậm lại
Tốc độ phát triển của thai nhi 36 tuần sẽ chậm dần, không còn tăng nhanh như những tuần trước. Thay vào đó, bé sẽ nằm yên nhiều hơn trong tử cung để tích trữ năng lượng, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp tới của mẹ.
Mất lớp sáp nhờn bao bọc
Lớp sáp bã nhờn (lanugo) bao phủ cơ thể thai nhi trong suốt thai kỳ trước đây sẽ dần biến mất. Bé sẽ nuốt lớp sáp này cùng các chất khác trong nước ối để ruột bước đầu hoạt động và làm quen với việc xử lý chất thải. Đây chính là nguyên nhân mẹ thấy phân su trong tã lót đầu tiên của bé sau khi chào đời có màu xanh đen.
Thính giác phát triển
Thính giác của thai 36 tuần tuổi lúc này đã trở nên cực kỳ nhạy bén. Bé không chỉ nghe rõ âm thanh từ bên ngoài mà còn có thể ghi nhớ giọng nói của mẹ, bố và những âm thanh quen thuộc. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sau khi chào đời, bé có thể nhận ra những bài hát hoặc câu chuyện mà mẹ thường nghe trong giai đoạn này. Vì vậy, mẹ bầu có thể duy trì thói quen nói chuyện, hát ru hoặc bật nhạc nhẹ nhàng để giúp bé cảm thấy gắn kết hơn ngay từ trong bụng mẹ.
Mẹ nên nói nói chuyện với thai nhi 36 tuần tuổi để tạo sự gắn kết trước khi chào đời
Xương và hộp sọ mềm
Các mảnh xương sọ chưa liền hẳn, giúp đầu thai nhi dễ dàng di chuyển qua kênh sinh mà không gây áp lực quá lớn lên mẹ. Bên cạnh đó, hầu hết xương và sụn của thai 16 tuần vẫn còn mềm, giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn. Sau khi chào đời, xương toàn thân và hộp sọ của bé mới tiếp tục phát triển và cứng dần hơn trong những năm đầu đời.
Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện
Trong suốt thai kỳ, thai nhi 36 tuần nhận dinh dưỡng chủ yếu từ dây rốn, do đó, hệ tiêu hóa dù đã hình thành những vẫn chưa thực sự hoạt động. Sau khi chào đời, bé sẽ bắt đầu bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, giúp hệ tiêu hóa dần thích nghi với việc hấp thụ và xử lý thức ăn. Tuy nhiên, để thực hiện được đầy đủ chức năng, bé sẽ cần từ 1 – 2 năm đầu đời để hệ tiêu hóa phát triển hoàn chỉnh.
Hình ảnh thai nhi 36 tuần và các chỉ số quan trọng
Thai 36 tuần là cột mốc quan trọng khi bé đã phát triển gần như hoàn thiện và chuẩn bị chào đời. Ở giai đoạn này, hình ảnh thai nhi 36 tuần khi siêu âm sẽ cho thấy bé có diện mạo rõ ràng hơn với làn da mịn màng, cơ thể đầy đặn hơn. Bên cạnh việc quan sát sự thay đổi của con, mẹ bầu cũng cần biết đến các chỉ số thai nhi 36 tuần dưới đây để đảm bảo bé đang phát triển đúng chuẩn.
-
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): Từ 83 – 96 mm, trung bình 90 mm.
-
Chu vi vòng bụng (AC): Từ 285 – 375 mm, trung bình 318 mm.
-
Chiều dài xương đùi (FL): Từ 64 – 79mm, trung bình 70 mm.
-
Chu vi vòng đầu (HC): Từ 309 – 352 mm, trung bình 324 mm.
Hình ảnh thai nhi 36 tuần qua siêu âm
>>> Xem thêm: Thai nhi tuần 37: Sự phát triển của con yêu và lưu ý mẹ cần biết
Cơ thể mẹ bầu khi mang thai 36 tuần như thế nào?
Bước vào tuần 36 của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi rõ rệt do con yêu lúc này đã phát triển gần như hoàn thiện. Cụ thể:
-
Bụng lớn hơn, cân nặng tăng: Thai tuần 36, bé con đã lớn hơn rất nhiều, khiến bụng mẹ trở nên to, nặng hơn, gây cảm giác đau lưng, mệt mỏi và khó khăn hơn trong việc di chuyển.
-
Sa bụng bầu: Đầu thai nhi 36 tuần sẽ quay xuống dưới khung xương chậu, làm bụng mẹ hạ thấp hơn so với những tuần trước.
-
Khó thở, tiểu tiện thường xuyên: Thai nhi đè lên cơ hoành có thể khiến mẹ cảm thấy khó thở. Đồng thời, áp lực lên bàng quang khiến mẹ đi tiểu thường xuyên hơn.
-
Dịch âm đạo tăng lên: Từ tuần 36, mẹ bầu có thể nhận thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn so với những tuần trước đó. Lúc này, dịch có thể chuyển sang màu hồng, đỏ hoặc nâu do lẫn một ít máu. Đây là hiện tượng bình thường, xảy ra khi cổ tử cung bắt đầu giãn nở và trở nên nhạy cảm hơn do thai nhi dịch chuyển xuống dưới, chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
-
Mệt mỏi, khó ngủ: Thai 36 tuần có thể khiến mẹ cảm thấy uể oải, đặc biệt là vào ban đêm khi khó tìm được tư thế nằm ngủ thoải mái.
-
Đau xương chậu: Thai nhi di chuyển xuống sâu hơn, chạm vào khung chậu làm mẹ cảm thấy đau nhức ở khu vực này.
-
Ợ nóng và khó tiêu: Nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy chán ăn trong thời gian này do thai nhi phát triển lớn, tạo áp lực lên dạ dày, khiến mẹ xuất hiện tình trạng ợ nóng, khó tiêu. Để cải thiện, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no và hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu.
-
Táo bón: Sự tụt xuống của thai nhi trong những tuần cuối khiến đường ruột bị chèn ép, làm mẹ gặp khó khăn khi đi vệ sinh. Để hạn chế táo bón, mẹ bầu nên uống đủ nước, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp cơ chậu khỏe hơn.
Mẹ thường bị mệt mỏi khó ngủ khi ở tuần thứ 36 của thai kỳ
>>> Bạn có thể xem thêm: Thai nhi tuần 38 và những dấu hiệu chuyển dạ sớm mẹ cần biết
Các xét nghiệm quan trọng khi thai nhi 36 tuần tuổi
Từ thứ 36 trở đi, mẹ bầu gần như có thể chuyển dạ sớm bất kỳ lúc nào. Do đó, mẹ cần đảm bảo thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi sát sao sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết bên dưới đây để ước tính thời điểm sinh và lựa chọn phương pháp sinh phù hợp.
-
Đo huyết áp: Huyết áp cao có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, một biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Do đó, cần theo dõi kỹ tình trạng huyết áp trong thời gian này để đảm bảo an toàn trước khi vượt cạn.
-
Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra lượng đường và đạm giúp phát hiện nguy cơ tiểu đường thai kỳ hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
-
Siêu âm thai 36 tuần: Đánh giá kích thước, vị trí thai nhi, lượng nước ối và tình trạng nhau thai nhằm đánh giá sự phát triển khỏe mạnh của bé.
-
Đo monitoring (NST - Non-Stress Test): Giúp kiểm tra cơn gò tử cung và nhịp tim thai trong bụng mẹ.
-
Kiểm tra cổ tử cung: Đánh giá mức độ giãn nở và mềm hóa cổ tử cung để xác định khả năng sinh thường hay cần can thiệp y khoa.
Xét nghiệm nước tiểu ở tuần 36 giúp phát hiện nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu nên và không nên làm gì ở tuần thứ 36?
Trong suốt thai kỳ, mỗi giai đoạn đều quan trọng, nhưng càng về cuối, đặc biệt là từ thai 36 tuần trở đi, mẹ bầu càng phải thận trọng hơn rất nhiều. Đây là thời điểm nhạy cảm, đòi hỏi mẹ phải chú ý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Những điều nên làm khi thai 36 tuần
Khi thai 36 tuần, mẹ bầu cần chú ý duy trì các thói quen tốt dưới đây để chuẩn bị sẵn sàng cho ngày vượt cạn:
-
Tuân thủ lịch khám thai định kỳ: Thăm khám đúng hẹn và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ.
-
Duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối: Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein, sắt, canxi và omega-3. Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm nhiều đường và dầu mỡ.
-
Nghỉ ngơi đầy đủ: Ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức và tạo không gian thoải mái để thư giãn, giảm căng thẳng.
-
Tập luyện nhẹ nhàng: Các bài tập nhẹ như đi bộ, yoga bầu hoặc bơi lội sẽ giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ quá trình chuyển dạ sau này.
-
Chuẩn bị kế hoạch ngày sinh: Mẹ nên tìm hiểu các phương pháp sinh, tham gia lớp học tiền sản, thực hành kỹ thuật thở và học cách giảm đau tự nhiên để sẵn sàng cho quá trình vượt cạn.
Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp quá trình vượt cạn trở nên dễ dàng hơn
Những điều không nên làm khi thai 36 tuần
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý những việc không nên làm:
-
Tự ý thay đổi thuốc: Không tự ý tăng, giảm liều lượng hoặc đổi thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, gây ảnh hưởng đến thai nhi.
-
Tiếp xúc với chất độc hại: Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, rượu, hóa chất độc hại vì có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
-
Vận động quá mức: Tránh các hoạt động nặng, có nguy cơ té ngã như mang vác đồ nặng, tập luyện quá sức, vì có thể dẫn đến sinh non.
-
Tự điều trị khi có triệu chứng bất thường: Nếu xuất hiện đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo hoặc thai 36 tuần gò cứng bụng liên tục, mẹ nên đi khám ngay thay vì tự xử lý tại nhà.
Những câu hỏi thường gặp khi thai 36 tuần
Sinh nở là cả một hành trình dài với vô vàn những kinh nghiệm, kiến thức mà mà mẹ bầu cần phải nắm rõ. Vì thế, bên cạnh những thông tin sức khỏe và sự phát triển của thai nhi 36 tuần vừa được cung cấp. Nhiều mẹ bầu vẫn luôn băn khoăn thêm các vấn đề như:
Thai 36 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Ở tuần 36, bé có kích thước tương đương với một trái dứa lớn. Lúc này, cân nặng thai nhi 36 tuần thường dao động trong khoảng 2,352 – 3,153kg và chiều dài trung bình khoảng 47,4cm tính từ đầu đến gót chân.
Thai 36 tuần tuổi có kích thước tương đương như một quả dứa lớn
Thai 36 tuần gò cứng bụng có phải sắp sinh?
Hiện tượng thai 36 tuần gò cứng bụng là dấu hiệu phổ biến trong giai đoạn cuối thai kỳ, do sự thay đổi hormone và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cần phân biệt rõ giữa cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ để có sự chuẩn bị phù hợp.
-
Cơn gò sinh lý (Braxton-Hicks): Xuất hiện không đều, không gây đau đớn nhiều và không kéo dài. Đây là cơn gò chuyển dạ giả, giúp cơ thể làm quen với quá trình sinh nở sắp tới.
-
Cơn gò chuyển dạ sớm: Nếu thai nhi 36 tuần gò nhiều kèm theo căng tức tử cung, đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo hoặc rỉ nước ối, đó có thể là dấu hiệu sinh non. Lúc này, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay để được kiểm tra kịp thời.
Thai nhi 36 tuần sinh được chưa?
Thai 36 tuần được coi là “trẻ sinh non muộn”, mặc dù có hình dáng tương tự như trẻ sơ sinh đủ tháng. Lúc này, phổi của bé đã phát triển hoàn thiện, giúp bé có thể tự thở khi chào đời, nhưng lượng chất béo dưới da vẫn chưa đủ để duy trì thân nhiệt ổn định.
Thai 36 tuần đạp ít có sao không?
Thai nhi 36 tuần tuổi thường đạp mạnh và đều trong bụng mẹ. Nhưng nếu nhận thấy bé đột ngột đạp ít hơn bình thường hoặc giảm hoạt động đáng kể, kèm theo hiện tượng rò rỉ nước ối, chảy máu âm đạo, đau bụng liên tục, hoa mắt hoặc sốt, mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Thai 36 tuần đạp ít kèm chảy máu âm đạo là dấu hiệu bất thường
Thai 36 tuần có được quan hệ không?
Thời điểm thai 36 tuần tuổi, bụng mẹ đã lớn và em bé cũng sắp chào đời. Vì vậy quan hệ tình dục lúc này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro như viêm nhiễm, vỡ ối non, sinh sớm hoặc chảy máu âm đạo, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế quan hệ trong giai đoạn này, nhất là với những mẹ có tiền sử sinh non hoặc bất thường trong thai kỳ.
Thai 36 tuần là giai đoạn quan trọng khi bé yêu đã phát triển gần như hoàn thiện và sẵn sàng chào đời. Do đó, mẹ bầu cần chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và thăm khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về thai kỳ hoặc cần kiểm tra sức khỏe trước khi sinh, hãy liên hệ ngay Phòng Khám Đa Khoa Công Nghệ Cao Sài Gòn Medik để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!
>>> Bạn có thể xem thêm:
- Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu chắc chắn phải biết
- Thai 39 tuần: Sự phát triển của bé và dấu hiệu sắp sinh của mẹ
Bình luận bài viết