Thai 39 tuần là thời điểm em bé đã gần như phát triển hoàn thiện và sẵn sàng chào đời bất cứ lúc nào. Đây là giai đoạn vừa hồi hộp, háo hức, vừa lo lắng cho cả mẹ và gia đình. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về sự phát triển của thai nhi 39 tuần, các dấu hiệu sinh nở, và những điều cần lưu ý để mẹ bầu có thể chuẩn bị tốt nhất cho ngày vượt cạn trọng đại này.
Sự phát triển của thai nhi 39 tuần
Thực tế, thai 39 là giai đoạn gần cuối thai kỳ và con chuẩn bị chào đời. Tuy nhiên, thai nhi trong giai đoạn này vẫn tiếp tục phát triển hoàn thiện và có nhiều thay đổi như sau:
Thai 39 tuần nặng bao nhiêu?
Ở thai 39 tuần bé có chiều dài khoảng 50,1 cm và cân nặng dao động khoảng 3,186 kg, kích thước tương đương với một quả dưa hấu. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu, giới tính. Thông thường, bé trai có xu hướng nặng hơn bé gái vài trăm gram.
Tích tụ mỡ và tăng cân nặng
Khi thai 39 tuần tuổi, lớp mỡ dưới da của bé ngày càng dày lên, mục đích là để giúp bé điều chỉnh thân nhiệt và giữ ấm cơ thể sau khi sinh ra, thích nghi với môi trường bên ngoài khi chào đời.
Sự phát triển não bộ và các giác quan
Mặc dù, sự tăng trưởng về thể chất của con ở tuần 39 chậm lại, nhưng não bộ của bé vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Chỉ trong 4 tuần gần đây, não bộ đã tăng trưởng đến 30%. Quá trình phát triển này sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong 3 năm đầu đời, nền tảng cho sự phát triển trí tuệ và các kỹ năng của bé sau này.
Các giác quan của bé cũng đã phát triển khá hoàn thiện, bé có thể nghe, nhìn, cảm nhận được môi trường xung quanh, thậm chí có thể phản ứng lại với những âm thanh và ánh sáng.
Thai 39 tuần là lúc con tiếp tục phát triển não bộ và các giác quan
Thai nhi khóc trong bụng mẹ
Thực tế, một số mẹ bầu trong những tháng cuối của thai kỳ thường cảm nhận được tiếng khóc của thai nhi vào ban đêm. Thế nhưng, hiện tượng này vẫn chưa được khoa học giải thích rõ ràng. Vì tuyến lệ của bé trong thời kỳ này chưa hoạt động nên sẽ không có nước mắt chảy ra. Một trong những điều bé có thể làm là đưa tay dụi mắt.
Làn da của thai nhi
Làn da của thai 39 tuần lúc này mịn màng hơn, lớp lông tơ đã rụng gần hết. Màu da đỏ hồng do mạch máu dưới da hoặc trắng hơn ở bé bụ bẫm. Trong một số trường hợp, da bé có thể hơi xanh xao hoặc tím nhạt do hệ tuần hoàn chưa hoàn thiện, điều này sẽ được cải thiện sau sinh.
Thai nhi 39 tuần đạp nhiều
Khi thai được 39 tuần tuổi, các mẹ nên tập trung theo dõi các cử động của bé và hỏi bác sĩ sản khoa nếu thai nhi không đạp nhiều. Vì giai đoạn này con rất năng động, nếu hoạt động bé giảm thì có thể là dấu hiệu bất thường của con.
Bé chưa xoay ngôi thai đầu
Nếu đến tuần 39 mà bé chưa xoay đầu xuống dưới, bác sĩ có thể hướng dẫn mẹ thực hiện các bài tập giúp bé quay đầu, giảm nguy cơ phải sinh mổ.
Thay đổi của mẹ khi mang thai 39 tuần
Khi mang thai được 39 tuần, cơ thể và tâm lý mẹ bầu có nhiều sự thay đổi hơn so với những tuần trước đó. Cụ thể:
-
Đầu ti rỉ sữa non: Sữa non hay còn được gọi là sữa trước, đây là nguồn dưỡng chất tốt nhất mà mẹ sẽ cung cấp cho bé yêu khi chào đời.
-
Chứng ợ nóng, ợ chua: Mang thai 39 tuần là giai đoạn mẹ bầu thường xuất hiện tình trạng ợ nóng, tuy nhiên hiện tượng này sẽ hết hẳn sau khi con ra đời.
-
Tiết dịch âm đạo: Các mạch máu ở vùng cổ tử cung bị vỡ, cho thấy cổ tử cung đang giãn ra chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
-
Xuất hiện một số dấu hiệu sắp sinh trong 1 - 2 ngày: Hiện tượng vỡ ối kèm theo các cơn co thắt nhiều và liên tục. Dịch này sẽ có độ nhầy và màu hồng, cơn đau lưng xuất hiện, đi tiểu nhiều trong ngày.
-
Áp lực vùng bụng dưới và lưng dưới: Mẹ bầu sẽ cảm nhận được các cơn đau nhức ở khung xương chậu do con đã di chuyển xuống thấp.
-
Khó ngủ ngon giấc: Khi thai 39 tuần tuổi, lúc này con đã lớn hơn nên cơ thể mẹ trở nên nặng nề khiến việc thai phụ khó khăn khi nằm và bị mất ngủ về đêm.
Mẹ bầu mang thai 39 tuần tuổi dễ bị mất ngủ
Dấu hiệu mẹ sắp sinh thai 39 tuần
Mẹ bầu cần nắm vững các dấu hiệu sắp sinh để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình vượt cạn. Một số dấu hiệu mẹ sắp sinh thai 39 tuần có thể xuất hiện như sau:
Bụng bầu bị tụt xuống
Khi thai nhi đã vào đúng vị trí, chuẩn bị cho quá trình sinh nở, mẹ sẽ cảm nhận bụng bầu tụt xuống rõ rệt. Điều này thường gây ra cảm giác khó chịu, nặng nề ở vùng xương chậu.
Dịch nhầy tiết ra nhiều hơn
Việc cổ tử cung bắt đầu giãn nở sẽ làm tăng lượng dịch tiết âm đạo. Nếu dịch nhầy có màu hồng hoặc nâu, đây có thể là dấu hiệu nhận thấy mẹ sắp sinh.
Tử cung mở
Tử cung của phụ nữ thai 39 tuần sẽ bắt đầu mở, đây là dấu hiệu nhận thấy mẹ bầu sắp có những cơn chuyển dạ và em bé sắp chào đời. Khi nhận thấy có dấu hiệu nghi ngờ chuyển dạ, các mẹ nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và chuẩn bị đón bé chào đời.
Vỡ ối hoặc rò rỉ nước ối
Hiện tượng vỡ ối là dấu hiệu rất rõ ràng báo hiệu mẹ sắp sinh và em bé chuẩn bị chào đời, nước ối có thể chảy ra nhiều hoặc chỉ rò rỉ nhẹ. Khi gặp các trường hợp này bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ thăm khám kịp thời.
Cơn đau chuyển dạ và cơn gò cứng bụng
Mẹ bầu thai 39 tuần sẽ cảm nhận các cơn gò tử cung ngày càng dày và mạnh hơn. Các cơn gò thật xuất hiện thường xuyên, kéo dài và đau hơn so với cơn gò Braxton Hicks. Nếu những cơn đau này kéo dài kèm theo tình trạng rỉ ối hoặc tử cung giãn nở thì thai phụ cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và sinh em bé.
Những cơn gò đau cứng bụng là dấu hiệu mẹ bầu 39 tuần sắp sinh
Xuất hiện máu ở âm đạo
Dấu hiệu mẹ sắp sinh khi 39 tuần tuổi có thể xuất hiện một lượng nhỏ máu màu hồng hoặc nâu ở âm đạo. Đây là biểu hiện nhận biết cổ tử cung đang giãn nở và con sắp chào đời. Do đó, khi thấy máu âm đạo xuất hiện mẹ bầu nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám chính xác nhất.
Lưu ý trong tuần thứ 39 của thai kỳ
Ở tuần thai thứ 39, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau để chuẩn bị quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn:
-
Theo dõi nước ối: Nếu nhận thấy nước ối chảy ra nhiều hoặc rỉ thì nên liên hệ với bác sĩ để hỏi và đến ngay bệnh viện gần nhất để được thăm khám.
-
Rối loạn tiêu hóa: Trước khi hiện tượng chuyển dạ xảy ra, mẹ bầu tiềm ẩn nguy cơ bị tiêu chảy hoặc gây cảm giác buồn nôn, báo hiệu đã sẵn sàng sinh con.
-
Phân biệt cơn chuyển dạ: Khi xuất hiện các cơn đau các mẹ bầu nên phân biệt rõ ràng giữa chuyển dạ thật và giả, giúp đảm bảo quá trình sinh sản diễn ra suôn sẻ và an toàn nhất.
-
Chảy máu âm đạo: Vùng mao mạch của cổ tử cung bị giãn nở khiến máu tràn ra bên ngoài và dịch âm đạo có màu hồng hoặc đỏ. Khi đó, các mẹ cần đến cấp cứu ngay để bảo vệ tính mạng của mẹ và bé.
-
Nhau tiền đạo và thai chậm phát triển: Đây là các trường hợp cần được các bác sĩ theo dõi để đưa ra hướng dẫn và chỉ định cách khắc phục tình trạng sao cho phù hợp nhất.
-
Đau từ âm đạo đến xuống chân: Đây là cơn đau bình thường, do đó bạn không cần quá lo lắng vì thai nhi di chuyển chạm vào dây thần kinh vùng chậu nên dễ gây cảm giác khó chịu nhẹ.
-
Kiểm soát cân nặng thai nhi 3 tháng cuối: Các mẹ nên theo dõi cân nặng của bé ở những tháng cuối để xem được mức độ phát triển và kích thước của bé có tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến quá trình sinh nở không.
Con chèn ép dây thần kinh vùng chậu nên dễ làm mẹ đau từ âm đạo đến chân
Các câu hỏi thường gặp về thai 39 tuần
Thai 39 tuần tuổi là giai đoạn mà mẹ bầu có nhiều câu hỏi băn khoăn cần được giải đáp từ các chuyên gia như sau:
39 tuần chưa có dấu hiệu sinh phải làm sao?
Thực tế, một số trường hợp 39 tuần vẫn chưa có dấu hiệu sinh khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Tuy nhiên, thời gian này mẹ bầu cần giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng quá mức, kết hợp nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống điều độ, bổ sung dinh dưỡng cần thiết, vận động nhẹ nhàng và thường xuyên liên hệ với bác sĩ để được theo dõi và tư vấn.
Dấu hiệu cạn ối tuần 39
Cạn ối là tình trạng lượng nước ối ít hơn bình thường, gây nguy hiểm cho thai nhi. Các dấu hiệu cạn ối ở tuần 39 có thể bao gồm: ít đi tiểu hơn, thai nhi đạp mạnh, giảm hoặc không tăng vòng bụng. Nếu mẹ bầu nhận thấy các dấu hiệu này cần đến bệnh viện ngay để được siêu âm kiểm tra và xử lý kịp thời.
Thai 39 tuần là mấy tháng?
Thai 39 tuần tương đương với tháng thứ 9 của thai kỳ. Đây là giai đoạn bé đã phát triển đầy đủ các bộ phận cơ thể và chuẩn bị chào đời. Tuy nhiên, ngày sinh dự kiến chỉ là ước tính, một số bé có thể chào đời sớm hơn hoặc muộn hơn một vài tuần.
Thai 39 tuần cần khám gì?
Khám thai ở tuần 39 rất quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Các xét nghiệm và kiểm tra có thể bao gồm: Đo huyết áp, cân nặng, kiểm tra tim thai, đo nhịp tim thai, thử nước tiểu, kiểm tra cổ tử cung, độ mở và độ dài, siêu âm, vị trí thai nhi, nhau thai và sự phát triển của bé, xét nghiệm máu (nếu cần).
Khám thai tuần 39 để bác sĩ theo dõi và thực hiện các xét nghiệm cần thiết
Thai 39 tuần là giai đoạn cuối cùng của thai kỳ, do đó mẹ bầu cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức, trang bị tinh thần và vật chất để đón chào thiên thần nhỏ của mình. Các thai phụ nên tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và giữ tinh thần thoải mái để có một ca vượt cạn thành công. Liên hệ ngay với phòng khám Sài Gòn Medik qua hotline 19005175 để được thăm khám và hỗ trợ các mẹ bầu sinh nở an toàn.
Bình luận bài viết