Khám thai là bước quan trọng giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm các bất thường. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu có thể khám thai không cần siêu âm được không? Bài viết này sẽ giúp mẹ hiểu rõ vai trò của siêu âm và những lưu ý quan trọng trong quá trình khám thai.
Khám thai không cần siêu âm được không?
Khám thai là một trong những bước quan trọng giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như phát hiện sớm những bất thường trong thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều mẹ thắc mắc liệu có thể khám thai mà không cần siêu âm hay không?
Thực tế, khám thai không nhất thiết phải siêu âm trong mọi lần khám. Một số phương pháp kiểm tra khác như xét nghiệm máu, đo huyết áp, kiểm tra tim thai bằng Doppler hoặc khám lâm sàng có thể được thực hiện mà không cần dùng đến siêu âm. Tuy nhiên, siêu âm vẫn là một phương pháp quan trọng giúp bác sĩ đánh giá trực tiếp tình trạng của thai nhi và các chỉ số phát triển quan trọng.
Vì vậy, mặc dù có thể khám thai mà không cần siêu âm ở một số thời điểm nhất định, nhưng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé, bác sĩ vẫn khuyến cáo mẹ bầu nên tuân thủ lịch siêu âm theo từng giai đoạn thai kỳ.
>>> Bạn có thể xem thêm: Quản lý thai nghén là gì? Việc cần thực hiện gồm những gì?
Vai trò của siêu âm trong khám thai
Siêu âm là kỹ thuật y học sử dụng sóng âm tần số cao để quan sát và theo dõi sự phát triển của thai nhi. Khi sóng âm từ đầu dò truyền qua thành bụng, phản xạ lại và tạo ra hình ảnh trực quan trên màn hình. Phương pháp này được đánh giá là an toàn cho thai nhi, vì vậy nó trở thành lựa chọn phổ biến trong suốt thai kỳ.
Sau khi xác nhận mang thai trong lần khám đầu tiên, mẹ bầu sẽ được bác sĩ lên lịch kiểm tra theo từng giai đoạn để theo dõi sự phát triển của em bé. Các lần siêu âm này không chỉ giúp mẹ thấy được sự thay đổi của thai nhi theo thời gian mà còn hỗ trợ bác sĩ đánh giá sức khỏe của bé. Nếu phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con.
Siêu âm khi khám thai để theo dõi con rõ hơn
>>> Xem thêm: [Giải đáp]: Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Các mốc siêu âm không thể bỏ qua
Không chỉ siêu âm lần đầu, ở tuần thai 6 - 10 để biết mẹ có đang mang thai hay không, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên siêu âm ở 3 thời điểm quan trọng như sau:
Tuần thai 11 - 13 tuần 6 ngày
Siêu âm trong khoảng thời gian này giúp tầm soát các dị tật bẩm sinh của thai nhi một cách hiệu quả, bao gồm:
-
Sàng lọc sự bất thường của các nhiễm sắc thể.
-
Xác định số lượng thai, đặc biệt quan trọng nếu mẹ mang thai đôi hoặc đa thai, đồng thời đánh giá số lượng bánh nhau và buồng ối.
-
Tính toán tuổi thai và dự kiến ngày sinh chính xác hơn dựa trên chiều dài đầu mông của thai nhi.
-
Kiểm tra nguy cơ bị tiền sản giật.
-
Đánh giá khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán các vấn đề liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể.
-
Quan sát sơ bộ cấu trúc giải phẫu của thai, bao gồm tim, thành bụng, tay chân, hộp sọ, bánh rau… để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
Mốc siêu âm thai từ tuần 11 - 13 rất quan trọng
>>> Xem thêm: Lịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầu theo từng giai đoạn thai kỳ
Tuần thai 18 - 22
Đây được xem là thời điểm lý tưởng để kiểm tra và tầm soát các bất thường về cấu trúc của thai nhi, bao gồm:
-
Quan sát khuôn mặt thai nhi để phát hiện các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch.
-
Kiểm tra sự phát triển của hộp sọ và não bộ.
-
Đánh giá thành bụng xem có liên tục và che phủ đầy đủ các cơ quan nội tạng không.
-
Quan sát cột sống để kiểm tra xem có đầy đủ các đốt sống, thẳng hàng và không có dấu hiệu nứt đốt sống hay không.
-
Siêu âm tim thai nhằm đánh giá cấu trúc tim, động mạch và tĩnh mạch chính.
-
Kiểm tra hệ tiết niệu, xác định số lượng thận và tình trạng hoạt động của bàng quang.
-
Quan sát bánh nhau, dây rốn và lượng nước ối.
-
Đo lường các chỉ số sinh học để đánh giá sự phát triển của thai nhi, xác định xem bé có lớn hoặc nhỏ hơn so với tuổi thai và nguy cơ tiềm ẩn.
-
Đánh giá chiều dài cổ tử cung để tiên lượng nguy cơ sinh non.
Tuần thai 30 - 32
Giai đoạn này giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như dự đoán các nguy cơ có thể gặp phải, bao gồm:
-
Kiểm tra cấu trúc cơ thể thai nhi tương tự như siêu âm tuần 22 để đảm bảo không có bất thường xuất hiện muộn.
-
Đánh giá tuần hoàn máu thông qua động mạch chính, từ đó xác định nguy cơ thiếu oxy hoặc suy giảm chức năng bánh nhau.
-
Kiểm tra quá trình phát triển và hoàn thiện các cơ quan để phát hiện những dấu hiệu bất thường nếu có.
Mốc siêu âm thai từ 30 - 32 sẽ giúp theo dõi sự phát triển của con
Lưu ý cho mẹ bầu khi đi khám thai
Để đảm bảo quá trình khám thai diễn ra suôn sẻ các mẹ bầu nên lưu ý một số vấn đề sau:
-
Khám thai đúng lịch hẹn: Các mẹ nên khám thai đúng theo lịch trình, tránh bỏ lỡ các xét nghiệm quan trọng và đảm bảo theo dõi sát sao sức khỏe thai kỳ.
-
Mặc trang phục thoải mái: Mẹ bầu khi đi khám thai nên ưu tiên chọn đầm suông rộng, giày bệt để dễ dàng di chuyển và thuận tiện khi thăm khám.
-
Uống nước và tiểu tiện trước khi siêu âm: Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ cần uống nhiều nước và không đi tiểu để bàng quang căng đầy giúp hình ảnh siêu âm rõ hơn.
-
Chế độ ăn uống trước khám thai: Trước khi khám thai, các mẹ tránh uống cà phê, nước ngọt, thuốc lá. Nếu có kiểm tra đường huyết, cần nhịn ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.
-
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Thường xuyên làm sạch vùng kín, tránh sử dụng nước hoa nồng gây ảnh hưởng đến con.
-
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết: Khi khám thai, các mẹ nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khám thai, kết quả xét nghiệm trước đó để thuận tiện theo dõi.
Bài viết trên đã giải đáp khám thai không cần siêu âm trong một số trường hợp nhất định. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn các kiến thức hữu ích. Liên hệ ngay với phòng khám Sài Gòn Medik qua hotline 19005175 để được thăm khám và theo dõi trong suốt hành trình mang thai bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
>>> Bạn có thể xem thêm:
- Siêu âm đầu dò mang thai và tất cả những điều mẹ bầu cần biết
- Khám thai ở đâu tốt nhất? Top các địa chỉ uy tín và chất lượng
Bình luận bài viết