Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không là thắc mắc khiến nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những người mang thai lần đầu cảm thấy lo lắng. Dù siêu âm giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi, nhưng việc thực hiện quá thường xuyên như siêu âm 1 tuần 1 lần, hay siêu âm nhiều trong 3 tháng đầu có thực sự tốt? Bài viết sau sẽ giúp mẹ hiểu rõ về tần suất siêu âm an toàn để có một thai kỳ khỏe mạnh, trọn vẹn nhất.
Siêu âm thai là gì?
Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại và an toàn, sử dụng sóng âm tần số cao để ghi lại hình ảnh bên trong cơ thể. Khi thực hiện, đầu dò siêu âm sẽ phát ra sóng âm, quét qua vùng cần kiểm tra và ghi nhận các tín hiệu phản hồi từ mô, cơ quan của thai nhi. Những tín hiệu này được máy siêu âm xử lý và hiển thị thành hình ảnh hoặc video chi tiết trên màn hình. Nhờ đó, bác sĩ có thể quan sát rõ sự phát triển và chuyển động của em bé trong bụng mẹ.
Hơn nữa, tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ, tình trạng sức khỏe mẹ bầu và chỉ định từ bác sĩ, sẽ có các phương pháp siêu âm thai khác nhau được áp dụng. Một số phương pháp siêu âm thai phổ biến hiện nay có thể kể đến như siêu âm 2D, 3D, 4D, siêu âm qua ngả âm đạo và siêu âm Doppler màu.
Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại giúp quan sát sự phát triển của thai nhi
>>> Xem thêm: Siêu âm thai đầu dò và tất cả những điều mẹ bầu cần biết
Vì sao cần siêu âm thai?
“Siêu âm có tốt không?” là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Trên thực tế, việc siêu âm thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ sản khoa đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sức khỏe mẹ và bé suốt thai kỳ. Siêu âm giúp xác định thai đã làm tổ đúng vị trí trong tử cung hay chưa, từ đó phát hiện sớm nguy cơ thai ngoài tử cung. Đồng thời, bác sĩ có thể tính tuổi thai, theo dõi sự phát triển của bé qua từng giai đoạn, ước tính ngày dự sinh, phát hiện sớm dị tật bẩm sinh và đánh giá tình trạng nhau thai, nước ối, dây rốn một cách toàn diện.
Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Siêu âm nhiều không ảnh hưởng đến thai nhi và cả sức khỏe mẹ bầu. Điều này đã được chứng minh trong rất nhiều cuộc khảo sát khác nhau để đánh giá mức độ an toàn của siêu âm đối với con người, đặc biệt là thai nhi trong giai đoạn đầu hình thành.
Bên cạnh đó, vì siêu âm không gây đau đớn hay khó chịu, còn có thể giúp theo dõi chính xác sức khỏe thai kỳ, nên nhiều mẹ bầu có xu hướng siêu âm nhiều lần trong 3 tháng đầu để lưu lại hình ảnh con yêu làm kỷ niệm. Tuy nhiên, việc siêu âm quá thường xuyên khi chưa có chỉ định của bác sĩ sẽ không được khuyến khích. Bởi điều này có thể làm mẹ mất thêm chi phí, tốn thời gian chờ đợi, dễ tạo tâm lý lo lắng không cần thiết nếu kết quả siêu âm không chính xác.
>>> Bạn có thể xem thêm: Quản lý thai nghén là gì? Việc cần thực hiện gồm những gì?
Những mốc thời gian quan trọng để siêu âm thai
Siêu âm là phương pháp cần thiết giúp bác sĩ theo dõi sát sao quá trình phát triển của thai nhi và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường nếu có. Tuy nhiên, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này cần có sự chỉ định từ bác sĩ, nên khoảng cách giữa 2 lần siêu âm sẽ được kiểm soát phù hợp với từng giai đoạn thai. Thông thường, sẽ có 3 mốc thời gian quan trọng để siêu âm thai:
Thai nhi từ 12 – 14 tuần tuổi
Từ tuần thai 12 đến 14, mẹ sẽ bước vào một trong những mốc siêu âm quan trọng nhất trong tam cá nguyệt đầu tiên. Lúc này, bác sĩ sẽ đo chiều dài đầu mông của thai nhi để xác định chính xác tuổi thai và dự đoán ngày sinh.
Đồng thời, đây cũng là thời điểm phù hợp để phát hiện các bất thường lớn về hình thái và thực hiện đo độ mờ da gáy giúp sàng lọc sớm nguy cơ mắc hội chứng Down. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm hỗ trợ để có đánh giá toàn diện hơn về sức khỏe của thai nhi.
>>> Bạn có thể xem thêm: Một quy trình khám thai đầy đủ cần lưu ý những điều quan trọng nào?
Thai nhi từ 22 – 24 tuần tuổi
Ở giai đoạn này, các cơ quan của thai nhi đã phát triển gần như hoàn chỉnh, cho phép bác sĩ quan sát rõ hình thái cơ thể. Việc siêu âm lúc này sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, thiếu ngón tay, chân hoặc bất thường tim, não, cột sống ở thai nhi.
Thai nhi 22 – 24 tuần tuổi là mốc thời gian quan trọng để mẹ bầu siêu âm
Thai nhi từ 32 – 34 tuần tuổi
Siêu âm trong 3 tháng cuối giúp bác sĩ kiểm tra các bất thường muộn ở não, tim và mạch máu nếu có. Đây cũng là thời điểm quan trọng để đánh giá cân nặng thai nhi, lượng nước ối, vị trí nhau thai, tình trạng dây rốn và tư thế nằm của bé. Qua đó, bác sĩ có thể dự đoán ngày sinh và tư vấn phương pháp sinh phù hợp.
>>> Xem thêm: Lợi ích của việc khám thai định kỳ mà mẹ bầu không nên bỏ qua
Những lưu ý cho mẹ bầu trước khi siêu âm thai
Để quá trình siêu âm thai đạt hiệu quả chính xác nhất, mẹ bầu cần cẩn trọng lưu ý một số điều dưới đây:
-
Không ăn trước khi siêu âm ít nhất 6 tiếng: Trong một số trường hợp, sau khi siêu âm bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm như đường huyết hoặc độ lắng máu. Việc ăn uống trước đó có thể ảnh hưởng đến kết quả, nên mẹ cần nhịn ăn theo đúng hướng dẫn.
-
Uống đủ nước và nhịn tiểu nhẹ trước khi siêu âm: Việc giữ bàng quang căng sẽ giúp đẩy tử cung lên cao, từ đó giúp hình ảnh siêu âm rõ nét hơn.
-
Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái: Trang phục thoải mái sẽ giúp việc siêu âm diễn ra thuận tiện, mẹ dễ dàng nằm yên và thả lỏng cơ thể hơn.
-
Giữ tâm lý thoải mái: Lo lắng, căng thẳng về kết quả hay siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không chỉ khiến quá trình siêu âm trở nên khó khăn hơn, làm ảnh hưởng đến cảm xúc của mẹ và thai nhi. Thay vào đó, hãy cố gắng hít thở đều, giữ tinh thần thoải mái nhất để quá trình siêu âm diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả.
-
Tuân thủ đúng hướng dẫn từ bác sĩ: Nếu bác sĩ chỉ định siêu âm vào một mốc cụ thể, mẹ nên thực hiện đúng như lịch hẹn có sẵn, tránh tự ý siêu âm quá nhiều.
Mẹ bầu nên uống đủ nước và nhịn tiểu nhẹ trước khi siêu âm
Nên chọn siêu âm thai ở đâu để an toàn và chính xác?
Để theo dõi thai kỳ một cách chính xác và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ bầu nên lựa chọn siêu âm tại các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm và hệ thống máy móc chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Việc siêu âm đúng chỉ định, đúng thời điểm không chỉ giúp phát hiện sớm các bất thường ở trẻ, mà còn tránh được những lo lắng không cần thiết như siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không.
Nếu mẹ đang tìm kiếm địa chỉ siêu âm thai uy tín tại TP.HCM, Phòng Khám Đa Khoa Công Nghệ Cao Sài Gòn Medik là sự lựa chọn đáng tin cậy. Tại đây, mẹ sẽ được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ sản khoa đầu ngành và sử dụng các công nghệ siêu âm hiện đại, tiên tiến giúp theo dõi thai kỳ một cách toàn diện và chính xác.
Hy vọng bài viết này đã giúp mẹ giải đáp được các thắc mắc xoay quanh việc siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không, cũng như các mốc thời gian quan trọng để siêu âm thai hiệu quả, chính xác nhất. Việc tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và tránh lạm dụng việc siêu âm không cần thiết sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và an tâm cùng con yêu!
>>> Bạn có thể xem thêm:
- Khám thai không cần siêu âm có được không? Lưu ý cần biết
- Lịch khám thai định kỳ chuẩn theo từng giai đoạn thai kỳ
Bình luận bài viết