Trong suốt thai kỳ mẹ bầu thường lo lắng về những thay đổi của cơ thể và sự phát triển của em bé. Theo đó, việc quản lý thai nghén khoa học giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện nhất. Bài viết này sẽ tổng hợp những thông tin hữu ích để mẹ bầu nắm vững quy trình quản lý thai nghén, từ những lần khám thai đầu tiên cho đến khi vượt cạn.
Quản lý thai nghén là gì?
Quản lý thai nghén là chuỗi các hoạt động theo dõi, chăm sóc và hướng dẫn phụ nữ mang thai để đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn cho cả mẹ và bé. Qua mỗi mốc quản lý thai, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra đánh giá chính xác về phương pháp sinh nở, chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sinh và phòng ngừa nguy cơ khi chuyển dạ. Quản lý thai nghén từ sớm sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ quá trình thai nhi phát triển, nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời từ các bác sĩ sản khoa.
Quản lý thai nghén cần thực hiện những gì?
Để có thể đưa ra kết quả đánh giá đúng về tình trạng của mẹ và thai nhi, dưới đây là quy trình quản lý thai nghén như sau:
Tư vấn trong quá trình quản lý thai nghén.
Tư vấn trong quản lý thai nghén đóng vai trò quan trọng, các mẹ bầu nên tư vấn ngay từ khi có dấu hiệu mang thai. Việc tư vấn từ các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp thai phụ nắm rõ kiến thức để chăm sóc sức khỏe bản thân trong suốt quá trình mang thai, vệ sinh thai nghén giúp con yêu phát triển khỏe mạnh và an toàn. Bên cạnh đó, tư vấn quản lý thai nghén giúp sản phụ tự tin hơn trong quá trình sinh nở và biết cách hồi phục sức khỏe ổn định.
Khám sản khoa
Khám sản khoa không chỉ giúp thai phụ kiểm soát, phát hiện các bất thường mà có thể tính tuổi thai, ngày sinh dự kiến,... Từ đó, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ khoa sản hướng dẫn quản lý thai nghén chi tiết, hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong suốt thai kỳ.
Khám sản khoa sẽ giúp mẹ bầu phát hiện kịp thời các bất thường
Xét nghiệm máu
Trong quản lý thai nghén, các mẹ bầu không nên bỏ qua xét nghiệm máu trong quá trình mang thai. Đặc biệt, cần xác định rõ các dòng hồng cầu, dòng bạch cầu và dòng tiểu cầu. Cụ thể:
-
Kiểm tra dòng hồng cầu: Khi mang thai, mẹ bầu cần được cung cấp nhiều sắt hơn người bình thường. Hàm lượng sắt trong cơ thể được vận chuyển đến thai nhi, do vậy mà thai phụ thường mắc phải tình trạng thiếu máu nhược sắc. Tuy nhiên, nếu trường hợp thiếu máu quá nhiều sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị sảy thai, nhau thai bong non, băng huyết, ra máu,...
-
Kiểm tra dòng bạch cầu: Tế bào bạch cầu trong cơ thể phụ nữ mang thai đóng vai trò như hệ thống miễn dịch tự nhiên và có chỉ số dao động 4.500 - 11.000/nm3. Trong quá trình mang thai, chỉ số bạch cầu có thể tăng và gây ra một số tình trạng như tăng huyết áp, tăng cân đột ngột, chảy máu cam,...
-
Dòng tiểu cầu: Chức năng chính của dòng tiểu cầu là hỗ trợ cầm máu và chống băng huyết, chảy máu. Do đó, thai phụ nếu có dòng tiểu cầu suy giảm dễ gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.
Kiểm tra nhóm máu
Việc kiểm tra nhóm máu cần được thực hiện trong lần khám thai đầu tiên. Đối với trường hợp có mẹ bầu sở hữu nhóm máu Rh(-) nguy cơ bất đồng nhóm máu thai nhi cao và dễ dẫn đến thiếu máu tán huyết, vàng da sau sinh hoặc thậm chí là ảnh hưởng đến các chức năng gan, tim của bé.
Xét nghiệm miễn dịch khi phát hiện có thai
Việc thực hiện xét nghiệm miễn dịch trước khi sinh, giúp bác sĩ dự đoán được mẹ bầu có tiềm ẩn nguy cơ nhiễm virus viêm gan B hay không. Từ đó, đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời cho mẹ và phòng ngừa các ảnh hưởng của bệnh.
Xét nghiệm miễn dịch giúp phát hiện kịp thời các virus gây hại cho mẹ bầu
Xét nghiệm máu tìm kháng nguyên
Hiện nay, những bệnh lý như giang mai, rubella, toxoplasma, CMV,.. dễ gây ra các hệ quả tăng nguy cơ bé dị tật trong bụng mẹ, biến chứng thai nhi. Do đó, quản lý thai nghén các mẹ bầu cần thực hiện xét nghiệm máu tìm kháng nguyên bệnh nhiễm trùng từ mẹ. Loại xét nghiệm này giúp xác định tình trạng, khả năng miễn dịch của người mẹ, phân biệt nhiễm trùng cấp trong hoặc trước thai kỳ.
Phân tích nước tiểu
Qua mỗi mốc khám thai định kỳ, các mẹ bầu cần thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu. Việc xét nghiệm nước tiểu giúp mẹ bầu kịp thời phát hiện các bệnh về thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, có thể sàng lọc nguy cơ tiền sản giật và bệnh lý tiểu đường thai kỳ trước 28 tuần.
>>> Bạn có thể xem thêm: Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu chắc chắn phải biết
Nghiệm pháp dung nạp đường
Loại xét nghiệm pháp dung nạp đường cần được thực hiện và tiến hành đối với các mẹ bầu 24 - 28 tuần tuổi. Đây là phương pháp khá đơn giản, nhưng kết quả chẩn đoán tình trạng tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu chính xác. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện nguy cơ tiểu đường thai kỳ và ngăn ngừa tình trạng bị đái tháo đường thai kỳ hiệu quả.
Xét nghiệm sinh hóa máu
Việc thực hiện các xét nghiệm sinh hóa máu nhằm đánh giá được các nhóm chức năng gan như Bilirubin, men gan (GOT, GPT), nhóm chức năng thận, hàm lượng protein có trong máu và các chất điện giải.
Xét nghiệm chức năng đông máu
Thực hiện xét nghiệm chức năng đông máu sẽ giúp cải thiện các vấn đề chảy máu, băng huyết ở thai phụ. Trong quá trình sinh con và sau khi sinh nếu không xét nghiệm đông máu sẽ dễ gây tình trạng rối loạn chức năng đông máu, tính mạng của người mẹ sẽ bị đe dọa.
Xét nghiệm chức năng đông máu sẽ giúp cải thiện các vấn đề chảy máu, băng huyết ở thai phụ
Siêu âm
Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, lượng máu và tuần hoàn tăng cao, sức khỏe tim mạch cũng có thể bị ảnh hưởng. Vì thế, siêu âm sẽ cho bạn biết khả năng dung nạp huyết động trong thai kỳ, nguy cơ biến chứng khi chuyển dạ. Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển với các thiết bị siêu âm hiện đại cho ra hình ảnh sắc nét giúp bác sĩ đưa ra đánh giá chính xác.
-
Siêu âm thường: Đây là chỉ định được thực hiện nhiều nhất trong quá trình quản lý thai nghén. Siêu âm thường giúp biết được kích thích của thai nhi, theo dõi sự phát triển của con, lượng nước ối, vị trí bám nhau,...
-
Siêu âm hình thái của thai nhi: Đây là cách để nhận biết dị tật thai nhi, sàng lọc trước khi sinh, điều này đảm bảo con yêu khi chào đời luôn khỏe mạnh.
-
Siêu âm Dopler màu tim: Khi quản lý thai nghén các mẹ bầu sẽ thực hiện siêu âm Dopler để nhận biết các bệnh lý về tim mạch như hở hẹp van 2 lá, thiếu máu cơ tim,... Vì khi mang thai trọng lượng cơ thể mẹ gây áp lực lên tuần hoàn, do đó thăm khám tim mạch thường xuyên để bác sĩ dễ dàng đánh giá các thay đổi của mẹ bầu và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
>>> Xem thêm: Khám thai ở đâu tốt nhất? Top các địa chỉ uy tín và chất lượng
Monitoring sản khoa
Monitoring sản khoa giúp bạn theo dõi tim thai và các hoạt động của cơ tử cung, đặc biệt là ở các tuần cuối của thai kỳ. Các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để so sánh nhịp tim của thai trước và trong khi có cơn co tử cung. Từ đó, các bác sĩ sẽ kịp thời nhận biết các bất thường trong quá trình chuyển dạ và đề xuất các phương án an toàn cho mẹ và thai nhi.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các kiến thức quản lý thai nghén đúng cách giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn và yên tâm chào đón con yêu. Phòng khám Sài Gòn Medik, nơi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, giúp mẹ theo dõi thai kỳ toàn diện. Đặt lịch ngay hôm nay để được tư vấn qua hotline 19005175.
>>> Bạn có thể xem thêm:
- Tất tần tật về khám thai sinh đôi và những lưu ý cho mẹ bầu
- Một quy trình khám thai của bộ y tế cần lưu ý những điều quan trọng nào?
Bình luận bài viết