Mang thai 15 tuần đánh dấu bước chuyển quan trọng sang kỳ tam cá nguyệt thứ hai. Thời điểm này, mẹ bầu thường cảm thấy dễ chịu hơn khi những triệu chứng ốm nghén giảm bớt. Tuy nhiên, cơ thể vẫn tiếp tục thay đổi và thai nhi cũng phát triển rất nhanh. Bài viết này sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những thắc mắc khi mang thai ở tuần thứ 15 và những thay đổi về thể chất đến sự phát triển của bé yêu trong bụng mẹ.
Thai 15 tuần phát triển như thế nào?
Giai đoạn thai nhi được 15 tuần tuổi, mẹ bầu đã vượt qua được 1/3 hành trình mang thai và có những thay đổi rõ rệt như sau:
Vị giác
Thai 15 tuần là thời điểm thai nhi bắt đầu hình thành vị giác nhưng chưa hoàn thiện, vị giác sẽ được phát triển hoàn toàn đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Trong thời kỳ mang thai, các dưỡng chất mẹ nạp vào sẽ được hấp thụ qua máu và đưa vào nước ối của con.
Chuyển động của thai
Các bộ phận tay và chân đang phát triển nhiều hơn so với các tuần trước đó. Lúc này, chân đã dài hơn tay và việc cử động của con linh hoạt hơn, di chuyển liên tục trong bụng kèm theo các hành động vặn mình, duỗi mình, đạp nhẹ vào thành bụng.
Khuôn mặt của em bé
Tuần thứ 15, khuôn mặt của thai nhi đã hình thành và xuất hiện các cơ quan cần thiết. Phần tai đã nằm đúng vị trí 2 bên đầu thay vì ở cổ như các tuần trước. Mắt đã di chuyển từ hai bên đầu về trước mặt và lông mày, mi mắt, mũi, miệng bắt đầu hoàn thiện rõ nét.
Nhịp tim
Thai nhi 15 tuần tuổi đã dần phát triển hệ thống tuần hoàn, tim đã đập và bơm máu để lưu thông khắp cơ thể. Thời điểm này, tim đã dần hoàn chỉnh về mặt cấu trúc và có nhịp đập khoảng 120-160 lần/phút. Tim thai có thể nghe được nhịp đập và dần ổn định hơn.
Hình ảnh thai nhi 15 tuần trong bụng mẹ dần có nhịp tim ổn định
Những thay đổi của mẹ ở tuần thai 15
Khi mẹ mang thai ở tuần thứ 15, cơ thể sẽ có nhiều sự thay đổi hơn và thường sẽ gặp các biểu hiện như sau:
-
Bị nghẹt mũi: Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ sẽ bị tác động bởi những thay đổi của hormone và lưu lượng máu tăng đến niêm mạc. Do đó, các mẹ trong giai đoạn mang thai 15 tuần thường dễ nghẹt mũi.
-
Chảy máu mũi: Tình trạng này xuất hiện khi mang thai 15 tuần là vì lượng máu tăng và mạch máu mũi giãn nở nhiều. Nhưng đây chỉ là tình trạng thường gặp và vô hại nên các mẹ không nên quá lo lắng.
-
Ợ nóng, ợ chua: Khi mang thai, hiện tượng ợ nóng hoặc ợ chua xảy ra thường xuyên do những thay đổi về thể chất và nội tiết tố bên trong của mẹ.
-
Sưng nướu: Đây là những thay đổi phổ biến ở mẹ mang thai 15 tuần tuổi, do hormone của thai kỳ nên nướu dễ bị sưng, mềm và bị chảy máu khi đánh răng.
-
Tăng cân khi mang thai: Trong hành trình bầu bí, các mẹ bầu có thể tăng cân nhiều khoảng 1,5 - 2,5 kg/tháng.
-
Ngứa ngáy: Trong giai đoạn 15 tuần, mẹ bầu thường hay bị khô da và có cảm giác ngứa ngáy nhiều, do nồng độ estrogen và progesterone tăng cao hơn mức bình thường.
-
Thay đổi cảm xúc: Mang thai 15 tuần tuổi, mẹ bầu thường xuyên có những tâm trạng thay đổi bất thường, tâm trí lơ đãng và khó tập trung.
-
Hụt hơi: Khi bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, hàm lượng hormone progesterone kích thích đến hô hấp ở não và phổi. Do đó, các mẹ thường có cảm giác khó thở và bị hụt hơi khi mang thai 15 tuần.
-
Đầy hơi và khó tiêu hóa: Thời gian mang thai 15 tuần tuổi, đây là lúc mà tử cung đã lớn dần, chiếm hết không gian gây ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn. Do vậy, khi mang thai các mẹ bầu thường có cảm giác đầy hơi và khó tiêu sau khi ăn.
-
Dễ xao nhãng và hay quên: Trong quá trình mang thai, hormone estrogen và progesterone ở não của mẹ tăng tiết ra gấp 15-40 lần so với lúc bình thường. Từ đó, làm cho các dây nơ ron thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gây cảm giác mệt mỏi, mất tập trung và hay quên.
Mẹ bầu tuần thứ 15 thường mệt mỏi và khó tập trung
Hình dạng và thai nhi 15 tuần được bao nhiêu gam?
Bước vào tuần thứ 15 của thai kỳ, con yêu không còn hình dáng như nòng nọc mà sẽ ngày càng phát triển hoàn thiện hơn. Với vùng đầu đã có sự cân đối hơn nhưng vẫn còn khá to.
Khi được 15 tuần tuổi, chiều dài của con từ đầu đến chân nằm trong khoảng 6.57 inch (tương đương 166.88mm), cân nặng nằm ở mức dao động khoảng 4.13 ounce (117.08 gam) kích thước bằng một quả cam.
Những việc mẹ bầu nên làm khi thai 15 tuần
Một số việc mẹ bầu nên làm khi mang thai 15 tuần tuổi để con phát triển toàn diện và tốt nhất như sau:
-
Duy trì lối sống lành mạnh: Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ. Ngoài ra, thai phụ nên chú ý vận động nhẹ nhàng và kết hợp tập thể dục để tăng cường lưu thông máu, cơ giãn nở thuận tiện cho quá trình sinh nở.
-
Khám thai định kỳ: Mẹ bầu thường xuyên thăm khám thai định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe, theo dõi quá trình lớn lên của con mỗi ngày. Đồng thời, dễ dàng phát hiện các rủi ro tiềm ẩn gây dị tật bẩm sinh ở trẻ.
-
Thai giáo: Việc giáo dục thai nhi từ trong bụng mẹ giúp bé kích thích hoạt động của các giác quan như thính giác, xúc giác, trí tuệ giúp bé cảm nhận được sự yêu thương từ bố mẹ trong suốt quá trình lớn lên trong bụng mẹ.
-
Chế độ dinh dưỡng: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bào thai phát triển rất nhanh. Vì thế, các mẹ nên cung cấp cho con đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như vitamin, khoáng chất cần thiết để con phát triển khỏe mạnh.
Thai nhi 15 tuần cần bổ sung gì
Các câu hỏi thường gặp khi thai 15 tuần
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi thai 15 tuần tuổi mà nhiều mẹ bầu băn khoăn:
Thai 15 tuần bụng đã to chưa?
Bụng bầu 15 tuần tuổi chưa to nhiều, tử cung mẹ phát triển nhưng kích thước bụng chưa thực sự khác biệt rõ rệt khi người ngoài nhìn vào. Mẹ có thể vẫn mặc được quần áo bình thường mà không bị vướng bụng.
Thai 15 tuần nằm ở vị trí nào?
Vị trí của thai nhi ở tuần 15 khá linh hoạt. Bé yêu vẫn còn rất nhỏ và có nhiều không gian di chuyển trong tử cung. Bé có thể nằm cuộn tròn, tay chân co lại hoặc duỗi thẳng tùy thích. Vì vậy, chưa thể xác định chính xác vị trí của bé lúc này. Tuy nhiên, thông thường, đầu bé sẽ hướng xuống dưới, chuẩn bị cho quá trình sinh nở sau này.
Thai 15 tuần đã an toàn chưa?
Thực tế, không có thời điểm nào trong thai kỳ được xem là hoàn toàn an toàn 100%. Tuy nhiên, khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai, nguy cơ sảy thai giảm đi đáng kể so với 3 tháng đầu. Thai kỳ 15 tuần được xem là bước vào giai đoạn tương đối ổn định. Mẹ bầu vẫn cần duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh các hoạt động mạnh và thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Thai 15 tuần là mấy tháng?
Thai kỳ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Do đó, 15 tuần mang thai tương đương với khoảng 3 tháng rưỡi. Tuy nhiên, thời điểm thụ tinh thực tế thường diễn ra sau 2 tuần kể từ kỳ kinh cuối, nên thời điểm này bé đã phát triển được khoảng 13 tuần.
Thai nhi 15 tuần tuổi đã máy chưa?
Đến tuần thứ 15, thai nhi đã có thể thực hiện các cử động, tuy nhiên mẹ vẫn chưa hẳn cảm nhận được rõ ràng. Kích thước của bé vẫn còn nhỏ, các chuyển động vẫn chưa đủ mạnh để mẹ bầu cảm nhận được. Cảm giác thai máy thường xuất hiện rõ rệt hơn trong những tuần tiếp theo, thường từ tuần 16-20.
Thai 15 tuần là thời điểm con vào tổ an toàn
Thai 15 tuần là thời điểm đáng nhớ, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của thai nhi và sự ổn định hơn của sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi. Liên hệ với bác sĩ tại phòng khám Sài Gòn Medik để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất trong suốt quá trình mang thai qua hotline 19005175.
Bình luận bài viết