Mang thai đôi là một điều kỳ diệu nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức và rủi ro hơn so với thai đơn. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, siêu âm thai đôi đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm các biến chứng và giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt nhất cho hành trình sinh nở. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về siêu âm thai đôi và các lưu ý mẹ bầu cần biết.
Siêu âm thai đôi là gì?
Siêu âm thai đôi là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng siêu âm tần số cao để xem hình ảnh của hai thai nhi trong bụng mẹ. Đây là phương pháp quan trọng giúp bác sĩ đánh giá sự phát triển của thai nhi, phát hiện các bất thường và theo dõi tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Hình ảnh siêu âm sẽ hiển thị rõ ràng hai em bé, vị trí nhau thai, tình trạng nước ối và các chỉ số quan trọng khác. Dựa vào đó, bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác và hướng dẫn mẹ bầu về chế độ chăm sóc phù hợp.
>>> Xem thêm: Siêu âm đầu dò phát hiện thai sớm và tất cả những điều mẹ bầu cần biết
Nguyên nhân hình thành thai đôi
Việc mang thai đôi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
-
Di truyền: Nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái từng mang thai đôi, khả năng mẹ bầu mang thai đôi cũng sẽ cao hơn.
-
Độ tuổi của mẹ: Phụ nữ trên 35 tuổi có tỷ lệ mang thai đôi cao hơn so với những phụ nữ trẻ hơn.
-
Sử dụng thuốc kích thích rụng trứng: Một số loại thuốc có thể kích thích buồng trứng giải phóng nhiều trứng hơn, làm tăng khả năng mang thai đôi.
-
Can thiệp hỗ trợ sinh sản: Các phương pháp như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có thể làm tăng tỷ lệ mang thai đôi hoặc đa thai.
Dấu hiệu nhận biết thai đôi
Mẹ bầu mang thai đôi thường có những dấu hiệu đặc trưng sau:
-
Tăng cân nhanh chóng: Do có hai thai nhi phát triển cùng lúc, cơ thể mẹ sẽ cần nhiều dinh dưỡng hơn, dẫn đến tăng cân nhanh so với mang thai đơn.
-
Kích thước tử cung lớn hơn: Khi mang thai đôi, tử cung của mẹ sẽ lớn so với mức trung bình của thai đơn.
-
Đau nhức vùng bụng dưới: Do tử cung căng giãn để chứa hai thai nhi, mẹ có thể cảm thấy đau nhức hoặc căng tức ở vùng bụng.
-
Tăng lượng estrogen: Khi mang thai đôi, cơ thể mẹ sẽ sản xuất nhiều hormone hơn, có thể dẫn đến buồn nôn, mệt mỏi và cảm giác khó chịu nhiều hơn.
-
Các triệu chứng thai kỳ xuất hiện sớm: Mẹ bầu có thể cảm nhận các triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi từ tuần thứ 6 - 7, sớm hơn so với thai đơn.
Mẹ sẽ có các dấu hiệu nhận biết khi mang thai đôi
Siêu âm thai đôi để làm gì?
Siêu âm thai đôi là phương pháp quan trọng giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi, đồng thời phát hiện sớm các nguy cơ có thể xảy ra:
Khảo sát biến chứng có thể xảy ra với thai phụ
Phần lớn, tỷ lệ thai phụ mang song thai thường gặp biến chứng nhiều hơn các trường hợp thai đơn. Do đó, siêu âm song thai đóng vai trò quan trọng:
-
Chẩn đoán tiền sản giật: Khi huyết áp của mẹ tăng cao có thể ảnh hưởng đến các cơ quan và làm tăng khả năng sinh non kể cả khi con không đủ tháng.
-
Sảy thai, băng huyết: Mẹ bầu mang thai đôi có nguy cơ sảy thai và băng huyết cao hơn các trường hợp mẹ mang đơn thai.
-
Theo dõi tiểu đường thai kỳ: Khi mang thai đôi, mẹ bầu có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn và có thể gây ra tình trạng đái tháo đường về sau.
-
Giảm nguy cơ mẹ tử vong sau sinh: Việc siêu âm song thai sẽ giúp kiểm tra và can thiệp giảm thiểu tình trạng tử vong sau khi sinh gấp 2 lần sản phụ đơn thai.
-
Dự đoán được khả năng sinh non cao: Tình trạng vỡ ối, sinh non ở sản phụ mang thai đôi chiếm hơn 50%. Do đó, siêu âm sẽ giúp bác sĩ dự đoán chính xác kết quả có nguy cơ sinh non hay không và đưa ra lời khuyên cho mẹ.
-
Chuẩn bị cho sinh mổ: Hơn 80% mẹ bầu thai đôi không thể sinh thường mà phải sinh mổ.
Siêu âm giúp khảo sát các biến chứng có thể xảy ra ở thai đôi
>>> Bạn có thể xem thêm: Có phải bạn đang thắc mắc "Trước khi đi siêu âm thai có phải nhịn ăn không?
Kiểm tra định kỳ về sự phát triển của thai nhi
Siêu âm giúp mẹ kiểm tra định kỳ về sự phát triển của thai nhi và giúp cung cấp các thông tin về:
-
Số lượng thai nhi, điều này giúp xác định mẹ bầu mang song thai
-
Nước ối và buồng ối có ở trạng thái bình thường hay không
-
Vị trí bám của bánh nhau, dây rốn và phôi thai
-
Biết được tuổi của thai nhi, kích thước, mức độ phát triển của tay và chân, các cơ quan nội tạng và giới tính của con.
-
Theo dõi được thời gian dự sinh và đoán được khả năng mẹ có sinh non hay không.
-
Siêu âm thai đôi để biết được thai nhi có bị ảnh hưởng tiểu đường từ mẹ hay không.
Theo dõi bệnh lý ở song thai
Một số bệnh lý đặc trưng của thai đôi có thể được phát hiện qua siêu âm:
-
Hội chứng truyền máu song sinh (TTTS): Xảy ra ở 5-10% trường hợp thai đôi cùng bánh nhau, khi một thai nhi nhận quá nhiều máu và thai còn lại nhận quá ít. Siêu âm thai đôi sẽ giúp phát hiện tình trạng này vào tuần 16 - 22 của thai kỳ. Nếu không phát hiện kịp thời thì khả năng thai nhi tử vong lên đến 90-100%, 1 trong 2 thai sẽ chết, 25% thai còn lại bị dị tật thần kinh.
-
Biến chứng dây rốn: Siêu âm có thể phát hiện kịp thời biến chứng dây rốn. Vì nếu dây rốn bám màng con chỉ có thể hấp thụ tối đa 30% chất dinh dưỡng, dẫn đến bé yêu có thể bị suy dinh dưỡng hoặc gặp nguy cơ tử vong cao.
Khi nào nên siêu âm thai đôi?
Khi mang thai đôi, mẹ bầu nên siêu âm theo các mốc thời gian quan trọng để theo dõi sự phát triển của con.
Thời điểm nào nên bắt đầu siêu âm cho song thai?
Các mẹ bầu nên thực hiện siêu âm cho song thai theo chỉ định của bác sĩ, thời điểm có thể xác định chính xác nhất khi siêu âm lần hai là từ 10 - 12 tuần của thai kỳ.
Tần suất siêu âm thai đôi dành cho thai phụ
Đối với thai đôi một nhau (còn gọi là thai đôi một bánh nhau), tần suất siêu âm nên được thực hiện khoảng 2 tuần/lần để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra, đặc biệt là hội chứng truyền máu song thai (TTTS). Trong trường hợp nghi ngờ có dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm Doppler để kiểm tra tình trạng tuần hoàn máu trong dây rốn, qua đó đánh giá nguy cơ thiếu máu hoặc bất thường trong lưu lượng máu giữa hai thai nhi.
Ngược lại, đối với thai đôi hai nhau (tức là mỗi thai nhi có một bánh nhau riêng biệt), nguy cơ biến chứng thấp hơn, do đó tần suất siêu âm thường được thực hiện khoảng 4 tuần/lần. Tuy nhiên, nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như chậm phát triển trong tử cung, sự chênh lệch kích thước giữa hai thai nhi hoặc nghi ngờ bất thường về nước ối, bác sĩ có thể yêu cầu tăng cường tần suất siêu âm để theo dõi sát hơn tình trạng của thai nhi.
Tần suất siêu âm thai nhi tùy thuộc nhiều yếu tố.
>>> Xem thêm: [Giải đáp]: Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Quy trình siêu âm thai đôi
Quy trình siêu âm thai đôi được thực hiện theo các bước như sau:
-
Bước 1: Mẹ bầu được bác sĩ chỉ định nằm lên giường và vén lộ phần bụng để tiến hành thăm khám. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thoa gel lên khu vực cần siêu âm không để trống khoảng cách giữa đầu dò và da mẹ.
-
Bước 2: Bác sĩ sử dụng đầu dò, nhẹ nhàng di chuyển lên trên bụng bầu của mẹ để thu hình ảnh thai nhi trên màn hình. Sau khi thực hiện siêu âm, bác sĩ sẽ lau sạch đi lớp gel và kết thúc quá trình siêu âm.
-
Bước 3: Sau khi siêu âm bác sĩ sẽ đưa cho mẹ kết quả song thai kèm theo kết luận về sức khỏe của mẹ, sự phát triển của con có bất thường nào không. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và cách khắc phục sao cho phù hợp nhất.
>>> Xem thêm: Bao lâu thì đi khám thai 1 lần? Lịch khám thai định kỳ chuẩn theo từng giai đoạn
Lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai đôi
Mang thai đôi là niềm hạnh phúc nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Việc chăm sóc sức khỏe đúng cách sẽ giúp mẹ bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là những lưu ý quan trọng dành cho mẹ bầu khi mang thai đôi.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là yếu tố then chốt giúp thai nhi phát triển tốt. Trung bình, một phụ nữ mang thai đơn cần bổ sung thêm 300 calo/ngày, nhưng với mẹ bầu mang thai đôi, con số này tăng lên khoảng 600 calo/ngày, tương ứng với tổng nhu cầu là 2.400 calo/ngày.
Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu protein (thịt, cá, trứng, sữa), chất xơ (rau xanh, trái cây), tinh bột (gạo lứt, khoai lang) và chất béo lành mạnh (dầu ô liu, quả bơ). Tránh thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường và dầu mỡ.
Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin tốt cho sức khỏe
Uống nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc tăng lượng nước ối, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và duy trì tuần hoàn máu ổn định. Mẹ bầu nên uống nước đều đặn, trung bình 2 tiếng uống một ly nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung bằng nước ép trái cây không đường, sữa ít béo hoặc nước canh để tránh cảm giác nhàm chán.
Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý
Mang thai đôi khiến cơ thể mẹ bầu hoạt động nhiều hơn, dễ mệt mỏi. Vì vậy, mẹ cần ngủ đủ giấc (khoảng 7-9 tiếng mỗi đêm) và có những khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong ngày. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng sang trái để tăng lưu lượng máu đến thai nhi và giảm áp lực lên cột sống.
Thường xuyên theo dõi thai kỳ cẩn thận
Sau khi siêu âm thai đôi và được bác sĩ xác nhận, mẹ bầu cần theo dõi thai kỳ thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra. Do mang song thai có nguy cơ cao hơn về biến chứng như tiền sản giật, sinh non, mẹ bầu nên lựa chọn bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm và thăm khám thai sinh đôi định kỳ tại cơ sở y tế uy tín.
Tập những bài tập thể dục phù hợp
Tập thể dục nhẹ nhàng giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng cho mẹ bầu. Một số bài tập phù hợp với mẹ bầu bao gồm:
-
Đi bộ: Giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hạn chế phù nề.
-
Bơi lội hoặc aerobic dưới nước: Hỗ trợ xương khớp và giảm đau lưng.
-
Yoga cho bà bầu: Giúp thư giãn, giảm stress và duy trì sự dẻo dai.
-
Các bài tập Kegel: Tăng cường cơ sàn chậu, hỗ trợ quá trình sinh nở.
-
Đi xe đạp: Chỉ nên tập trong 6 tháng đầu thai kỳ và tránh xe đạp thể thao hoặc địa hình gồ ghề.
Mẹ bầu mang thai nên tập thể dục để có cơ thể dẻo dai
Qua bài viết trên, các mẹ bầu đã phần nào nắm được tầm quan trọng của siêu âm thai đôi. Do đó, bạn nên tuân thủ lịch siêu âm, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý và thăm khám định kỳ để có một thai kỳ khỏe mạnh. Liên hệ ngay với đội ngũ y bác sĩ của phòng khám Sài Gòn Medik để được hỗ trợ tận tâm qua số hotline 19005175.
>>> Bạn có thể xem thêm:
- Quản lý thai nghén là gì? Việc cần thực hiện gồm những gì?
- Khám thai ở đâu tốt nhất? Top các địa chỉ uy tín và chất lượng
Bình luận bài viết