Thai 8 tuần là lúc đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Đây là thời điểm em bé đã bắt đầu hình thành nhiều bộ phận quan trọng trên cơ thể, đồng thời cũng là lúc mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi về thể chất và tâm lý. Bài viết này phòng khám Sài Gòn Medik sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về sự phát triển của thai nhi 8 tuần, giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc.
Quá trình phát triển của thai 8 tuần như thế nào?
Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi diễn ra rất nhanh cả về kích thước và các bộ phận cơ bản trên cơ thể. Dưới đây là các giai đoạn phát triển của thai 8 tuần tuổi như sau:
Chuyển động của thai
Thông thường, thai nhi ở tuần thứ 8 đã bắt đầu xuất hiện chuyển động trong bụng mẹ. Tuy nhiên, đây là giai đoạn chỉ xuất hiện những di chuyển nhẹ, chủ yếu là hành động co hoặc duỗi người tự nhiên của thai nhi nên mẹ sẽ khó cảm nhận được những hành động của bé yêu. Để cảm nhận rõ ràng chuyển động của con thì có thể áp dụng phương pháp siêu âm qua thành bụng hoặc siêu âm đầu dò âm đạo.
Hệ hô hấp
Trong tuần thứ 8, hệ hô hấp của con đã bắt đầu được hình thành và phát triển rõ hơn. Các bộ phận và đường thở trong hệ hô hấp của thai nhi được hanh thông và kéo dài từ cổ họng đến các nhánh phổi đang phát triển. Khi đó, tim của con sẽ đập dao động 150-170 nhịp/phút và các mẹ không nên lo lắng về chỉ số này vì đây là hiện tượng bình thường.
Hệ hô hấp thai 8 tuần đã bắt đầu được hình thành rõ
Hệ thần kinh
Hệ thần kinh của thai nhi 8 tuần tuổi đã lan rộng ra khắp cơ thể, tạo kết nối với nhau. Mạng lưới dây thần kinh không chỉ liên kết với nhau mà còn với các mô và các bộ phận khác như mắt, tai,...
Hình dáng môi, mũi và mí mắt
Trong giai đoạn thai 8 tuần, các đặc điểm trên khuôn mặt của con như môi, mũi và mí mắt sẽ bắt đầu hình thành rõ nét hơn.
-
Vùng mũi và môi trên của thai sẽ được hoàn thiện sắc hơn.
-
Nếp gấp mí cũng bước vào giai đoạn phát triển nhưng mí mắt lộ nhỏ và da mắt mỏng.
-
Hình dạng cơ bản của đôi tai bắt đầu xuất hiện đầu tai bên ngoài của thai nhi
Thai 8 tuần đã bám chắc chưa?
Theo các bác sĩ, 8 tuần là giai đoạn thai đã hoàn thành quá trình làm tổ ở trong tử cung của mẹ. Thế nhưng, đây vẫn là thời gian nhạy cảm nên bác sĩ khuyến cáo các mẹ cần cẩn thận hơn. Vì đây được xem là thời kỳ có nhiều biến động trong cơ thể mẹ và bé.
Vì thế, 8 tuần là giai đoạn tỉ lệ sảy thai diễn ra cao nhất trong cả thai kỳ. Theo các thông kê cho biết, có đến 80% khả năng mẹ bầu bị sảy thai ở tuần thứ 8, trong đó có đến ⅔ ca sảy thai trước 6 tuần, ⅓ các ca còn lại diễn ra ở tuần thứ 6-8.
Các mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 8 thì nên tập trung vào việc ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý và xây dựng lối sống lành mạnh để hạn chế nguy cơ sảy thai.
Thai nhi 8 tuần là thời gian vào tổ an toàn
Biểu hiện thai 8 tuần khỏe mạnh
Khi mang thai 8 tuần, nhiều bà mẹ luôn mong muốn con vào tổ an toàn và luôn được khỏe mạnh. Dưới đây là các biểu hiện nhận biết thai nhi 8 tuần tuổi đang phát triển tốt như sau:
-
Nhịp tim của thai nhi: Nghe nhịp tim của con bằng máy siêu âm ở tuần thứ 8 là tín hiệu cho thấy thai nhi đang có dấu hiệu phát triển tốt trong bụng mẹ.
-
Hình dáng của thai nhi: Ở tuần thứ 8, thai nhi sẽ có hình dạng bên ngoài với đầy đủ các bộ phận như thân hình nhỏ, đầu tay chân và các bộ phận khác.
-
Sự phát triển của các cơ quan: Đối với các cơ quan và bộ phận quan trọng trên cơ thể như não, phổi, gan, tim… đang có dấu hiệu phát triển tích cực.
-
Quá trình chuyển động của thai nhi: Ở tuần thứ 8, các mẹ sẽ không nhận thấy rõ những chuyển động của con. Thế nhưng, các cơ và hệ thống thần kinh bắt đầu xuất hiện và tạo ra các cử động nhẹ nhàng.
-
Kích thước và trọng lượng: Trong tuần thứ 8 của thai kỳ, con chỉ có kích thước khoảng 1,6cm và nặng khoảng 1gr. Tuy đây là giai đoạn con khá nhỏ nhưng phát triển khá nhanh chóng.
>>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển của thai 9 tuần và những thay đổi ở mẹ bầu
Thai 8 tuần kích thước bao nhiêu?
Thai trong 8 tuần tuổi là giai đoạn phát triển nhanh chóng cả về hình dạng và kích thước. Đối với hình ảnh của thai nhi 8 tuần sẽ giống như nòng nọc đang có dấu hiệu mờ dần, duỗi thẳng và kích thước khoảng 16mm, cân nặng khoảng 20,128 gam.
Phôi thai trong thời gian 8 tuần sẽ được gọi là thai nhi với phần đầu thai nhi phát triển và có hình dạng hơn so với các tuần trước đó. Các bộ phận như cánh tay và chân cũng được phát triển dài hơn nhưng cánh tay sẽ phát triển nhanh hơn chân. Tuy nhiên, các bộ phận như đầu gối, mắt cá, chân, đùi và ngón chân vẫn chưa phát triển.
Hình dáng và kích thước của thai nhi 8 tuần bắt đầu hình thành
Thời gian 8 tuần tuổi là lúc thai nhi nằm trong túi ối và nhau thai vẫn đang phát triển và hình thành các cấu trúc liên kết nhau với thành tử cung. Ở thời kỳ này, thai nhi sẽ nhận nguồn dưỡng chất từ túi noãn hoàng.
>>> Xem thêm: Thai 7 tuần như thế nào? Những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu
Những thay đổi ở mẹ bầu khi mang thai 8 tuần
Khi mang thai 8 tuần, nhiều mẹ bầu thường sẽ có những thay đổi trong cơ thể và hình thành các biểu hiện như sau:
-
Ốm nghén: Có đến 75% phụ nữ mang thai sẽ bị ốm nghén khi mang thai. Đây là cảm giác sẽ xuất hiện nhiều lần trong ngày và làm cơ thể của mẹ mệt mỏi. Thông thường, buồn nôn chỉ kéo dài từ tuần thứ 12-14 và sẽ giảm dần ở các tuần sau.
-
Ngực căng tức: Trong thời gian 8 tuần đầu của thai kỳ, bạn sẽ cảm thấy vòng 1 trở nên căng và đầy đặn hơn. Sở dĩ, hiện tượng này xuất hiện là do sự tăng trưởng nồng độ hormone, khiến ngực phát triển và làm mô vú thay đổi cấu trúc giúp ích cho quá trình sản xuất sữa.
-
Cơ thể mệt mỏi: Khi mang thai, cơ thể của mẹ sẽ thay đổi nội tiết tố bên trong nên dễ khiến mẹ luôn trong trạng thái uể oải. Vì thế, các mẹ có thể cải thiện điều này bằng cách ngủ đủ giấc và ăn uống đầy đủ hơn.
-
Dịch âm đạo tiết nhiều hơn: Vì nồng độ estrogen tăng cao hơn khi mang thai 8 tuần đầu, chất nhầy cổ tử cung sản sinh nhiều vượt mức bình thường. Tuy nhiên, dịch nhầy này không gây viêm nhiễm nên các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.
-
Đầy hơi, táo bón và trào ngược dạ dày: Khi hệ tiêu hóa hoạt động chậm, điều này sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác đầy hơi, táo bón. Do đó, các mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện hệ tiêu hóa.
-
Thèm ăn: Theo một số nghiên cứu cho thấy, lượng máu của mẹ bầu trong 8 tuần đầu thai kỳ sẽ tăng lên khoảng 45%. Vì thế, các mẹ thường có cảm giác thèm và ăn nhiều hơn.
Trong thời gian thai nhi 8 tuần cơ thể mẹ có nhiều thay đổi
>>> Xem thêm: Bầu 5 tuần: Những thay đổi ở mẹ và sự phát triển của bé
Mang thai 8 tuần là bao nhiêu tháng?
Thực tế, mang thai 8 tuần là giai đoạn giữa được xếp trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ, hiểu cách khác là mang thai được 2 tháng. Trong tuần thứ 8, thai nhi được hình thành và phát triển trong bụng mẹ. Lúc này, mẹ sẽ có cảm giác mệt mỏi nhiều hơn và xuất hiện tình trạng ốm nghén nặng.
Mang thai 8 tuần là thời kỳ mà còn khá nhỏ nên không làm thay đổi vóc dáng của mẹ quá nhiều. Hiện tượng thấy bụng sẽ rõ ràng hơn sẽ xuất hiện ở các tuần sau đó và điều này có thể khiến vóc dáng mẹ có nhiều sự thay đổi.
Các triệu chứng khi mang thai ở thứ tuần 8
Bất kỳ người mẹ nào khi mang thai ở tuần thứ 8 đều sẽ trải qua các triệu chứng sau đây:
-
Cơ thể mẹ luôn có cảm giác mệt mỏi, khó chịu và đi tiểu nhiều lần trong ngày.
-
Bị mất vị giác (thường sẽ xảy ra ở tam cá nguyệt thứ 2 và tam cá nguyệt thứ 3).
-
Luôn có cảm giác không tiêu hóa và ngực sưng nhẹ.
-
Hiện tượng ốm nghén xuất hiện khiến cơ thể mẹ mệt mỏi.
-
Tâm trạng luôn trong trạng thái lâng lâng.
-
Thường xuyên thèm các món mà đó giờ rất ghét hoặc rất thích.
-
Khứu giác trở nên nhạy mùi hơn.
-
Ấm đạo tiết dịch nhầy màu trắng sữa.
-
Xuất hiện tình trạng chuột rút và da mặt bắt đầu sẫm màu hơn trước.
Mẹ dễ bị buồn nôn khi mang thai ở tuần thứ 8
Làm gì để thai kỳ khỏe mạnh ở tuần thứ 8?
Để có được một thai kỳ khỏe mạnh nhất ở tuần thứ 8 và hạn chế các tình trạng xấu xảy ra thì các mẹ nên thực hiện một số điều sau đây:
-
Bổ sung đủ chất dinh dưỡng: Các mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất như tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, ưu tiên các thực phẩm giàu axit folic, sắt, canxi và omega-3 và nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh tình trạng buồn nôn.
-
Uống đủ nước: Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp giảm ốm nghén, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
-
Hạn chế thức ăn gây khó tiêu: Mẹ bầu tránh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu để giảm thiểu tình trạng buồn nôn và nôn mửa.
-
Bổ sung vitamin và khoáng chất: Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ được tư vấn bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là axit folic, sắt và canxi.
-
Nghỉ ngơi hợp lý: Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và căng thẳng.
-
Vận động nhẹ nhàng: Các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cho bà bầu sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi và chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
-
Thăm khám bác sĩ: Đến khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe, theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm các vấn đề bất thường nếu có. Siêu âm thai 8 tuần là một phần quan trọng trong quá trình này.
-
Giữ tinh thần thoải mái: Tránh căng thẳng, lo lắng và các mẹ nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình khi cảm thấy tinh thần đi xuống.
-
Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại: Hạn chế đến những nơi có khói thuốc lá, không uống rượu bia và tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
-
Nghe nhạc thư giãn: Nghe nhạc du dương, thư giãn có thể giúp mẹ bầu giảm stress và cải thiện giấc ngủ.
Để thai tuần 8 khỏe mạnh nên bổ sung đủ chất
Câu hỏi thường gặp về thai 8 tuần tuổi
Khi mang thai ở tuần thứ 8, nhiều mẹ thường bối rối và tự đặt ra cho mình nhiều câu hỏi cần được các chuyên gia giải đáp. Cụ thể:
Thai 8 tuần túi thai bao nhiêu mm thì có tim thai?
Thông thường, tim thai có thể được phát hiện qua siêu âm khi túi thai đạt kích thước nhất định. Tuy nhiên, kích thước túi thai không phải là yếu tố quyết định duy nhất. Mỗi thai kỳ có sự phát triển khác nhau, nên việc phát hiện tim thai phụ thuộc nhiều yếu tố. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Thai 8 tuần có thấy bụng chưa?
Ở tuần thứ 8, bụng mẹ bầu thường chưa to rõ rệt do tử cung vẫn còn nằm trong khung chậu và chưa đẩy lên cao. Tuy nhiên, một số mẹ bầu có thể cảm thấy bụng hơi căng hoặc đầy hơi.
Thai 8 tuần có biết con trai hay gái chưa?
Ở tuần thứ 8, bộ phận sinh dục của thai nhi chưa phát triển đủ để xác định giới tính. Thông thường, việc xác định giới tính qua siêu âm chỉ có thể thực hiện được từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi.
Sảy thai 8 tuần tuổi có dấu hiệu là gì?
Một số dấu hiệu cảnh báo sảy thai ở tuần thứ 8 bao gồm chảy máu âm đạo nhiều, đau bụng dữ dội, ra máu cục, đau lưng dữ dội, ốm nghén đột ngột biến mất. Nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.
Bài viết trên phòng khám Sài Gòn Medik đã cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin khi mang thai 8 tuần đầu cần nắm rõ. Hy vọng các kiến thức trên sẽ giúp các mẹ chuẩn bị cho mình một thai kỳ khỏe mạnh nhất. Phòng khám Sài Gòn Medik là điểm thăm khám đáng tin cậy cho các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Liên hệ đặt lịch khám ngay hôm nay qua hotline 19005175.
>>> Bạn có thể xem thêm:
- Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu chắc chắn phải biết
- Hình ảnh túi thai 6 tuần tuổi: Tất tần tật những điều mẹ bầu cần biết
Bình luận bài viết