Thai tuần 37 là giai đoạn cuối cùng của mẹ bầu trong hành trình mang thai. Đây là thời gian bé yêu đã hoàn thiện hầu hết các cơ quan và đang chuẩn bị sẵn sàng chào đời trong vài tuần tới. Sự phát triển mạnh mẽ trong tuần này được thể hiện rõ ràng qua những hình ảnh siêu âm, cử động và sự tăng cân đáng kể của con. Cùng tìm hiểu xem bé yêu phát triển như thế nào và các lưu ý mà mẹ cần biết khi con chào đời.
Sự phát triển của thai tuần 37
Thai tuần 37 đã phát triển toàn diện, cơ thể dường như đã cứng cáp hơn. Dưới đây là một số điểm nổi bật về sự phát triển của thai 37 tuần:
Hình dáng và kích thước của thai nhi
Tuần 37 của thai kỳ, con có trọng lượng cơ thể dao động khoảng 2800 gam được ví dụ tương đương với một bắp cải thảo và chiều dài 48.3cm. Giai đoạn này bé tăng cân rất nhanh, mỗi ngày có thể tăng từ 14 gam.
Khi theo dõi con qua siêu âm, mẹ sẽ thấy rõ phần đầu con phát triển khá to, chu vi tương đương vòng ngực của bé. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ quan sát được cơ thể của con khá mũm mĩm với các phần ngấn ở khuỷu tay, cổ tay, đầu gối, vai,...
>>> Xem thêm: 38 tuần thai nhi nặng bao nhiêu và những dấu hiệu chuyển dạ sớm mẹ cần biết
Thai nhi có thể quay đầu
37 tuần là lúc mà con yêu chuẩn bị cho ngày chào đời, đầu của bé đã dịch chuyển vào trong xương chậu của mẹ và gây ra tình trạng sa bụng. Tuy nhiên, một số trường hợp 37 tuần bé vẫn chưa quay đầu thì các bác sĩ phụ sản sẽ theo dõi tình trạng thai nhi và trao đổi với mẹ về cách giải quyết vấn đề phù hợp nhất.
Hệ miễn dịch thai nhi phát triển
Hệ miễn dịch của bé yêu đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện đến khi con yêu chào đời. Một trong những cách tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho bé là để con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
Thai nhi dần hoàn thiện não bộ và phổi
Thai nhi tuần 37, con lúc này đã giống như một đứa trẻ sơ sinh bình thường nhưng con vẫn chưa hoàn toàn có thể thích nghi với thế giới bên ngoài. Phổi và não bộ của con chưa phát triển hoàn toàn cần thời gian để trưởng thành trong 2 tuần kế tiếp.
Hình ảnh thai nhi 37 tuần có não bộ đã dần hoàn thiện
Thai nhi nhiều cử động trong bụng mẹ
Những tuần gần cuối thai kỳ, em bé đã trở nên cứng cáp và có những hoạt động mạnh mẽ hơn trong bụng mẹ. Một số cử động mà thai nhi thường xuyên tập luyện khi được 37 tuần như hít thở, mở mắt, chớp mắt, cầm nắm, đưa tay lên miệng mút,... Tuy nhiên, nếu nhận thấy thai nhi đạp ít, không thường xuyên chuyển động trong bụng mẹ thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để có giải pháp khắc phục kịp thời.
Cơ thể thai phụ ở tuần thứ 37 thay đổi thế nào?
Trong nhật ký thai kỳ tuần 37, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi để chuẩn bị đón con yêu chào đời. Cụ thể:
-
Thai 37 tuần, lúc này phần đầu của con bắt đầu di chuyển xuống vùng khung xương chậu và đè lên vùng xương mu của mẹ để chuẩn chào đời. Điều này có thể khiến bụng mẹ bị trằn nặng xuống, di chuyển khó khăn hơn
-
Những cơn co thắt Braxton - Hick hay còn được biết đến là cơn chuyển dạ giả, cơn đau này sẽ xuất hiện thường xuyên hơn ở tuần thứ 38 và 39.
-
Mẹ bầu thai tuần 37 sẽ thấy vùng kín có tiết dịch âm đạo kèm theo máu có màu hồng hoặc màu nâu nhạt.
-
Bụng bầu của mẹ ngày càng nặng nề do con đã lớn hơn, kèm theo đó là những cơn đau nhức ở vùng xương chậu.
-
Một số vấn đề khác có thể xảy ra đối với mẹ bầu thai 37 tuần như ngủ không ngon giấc, đầu ti rỉ sữa non, khó thở, đau lưng và chân bị sưng phù nề,...
Bụng bầu tuần 37 khá lớn nên mẹ sẽ cảm giác nặng nề hơn
Lưu ý mẹ bầu cần biết khi thai 37 tuần tuổi
Khi thai được 37 tuần tuổi, thai phụ nên nắm rõ các lưu ý sau đây để đảm bảo con phát triển an toàn trong bụng mẹ:
-
Nếu trường hợp mẹ thấy trong dịch nhầy âm đạo có xuất hiện các đốm máu đỏ tươi trong tuần 37 của thai kỳ thì đây là dấu hiệu thông báo ngày sinh bạn đang đến cận kề. Lúc này, các mẹ nên tìm đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
-
Thường xuyên bị đau bụng kéo dài và dữ dội khi thai 37 tuần là dấu hiệu mẹ cần chú ý. Vì đây có thể là biểu hiện của nhau bong non nguy hiểm. Khi gặp tình trạng này bạn nên tìm đến bệnh viện gần nhất để được theo dõi.
-
Tuần 37 là thời gian con ít đạp hơn, vì cơ thể bé đã lớn và tụt sâu xuống vùng xương chậu nên không gian di chuyển bị hạn chế. Tuy nhiên, hiện tượng giảm cử động của con cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe của bé, mẹ nên đi khám nếu thấy nghi ngờ.
-
Chân và tay của thai phụ 37 tuần tuổi sẽ sưng phù và bị chuột rút. Do đó, để hạn chế tình trạng này xảy ra mẹ bầu nên bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày.
-
Mang thai 37 tuần tuổi, nếu mẹ bầu có cảm giác ợ nóng thì nên nhai kết hợp với hạnh nhân để trung hòa axit dạ dày, giúp giảm nóng rát do ợ nóng.
>>> Xem thêm: Thai 39 tuần cần khám gì và dấu hiệu sắp sinh của mẹ
Các câu hỏi thường gặp về thai 37 tuần
Khi thai nhi 37 tuần, đây là ngưỡng thời gian bé yêu sắp chào đời cũng là lúc mà các mẹ đặt ra nhiều câu hỏi về con. Cụ thể:
Thai 37 tuần là mấy tháng?
Thai 37 tuần có nghĩa là bé đang ở tháng thứ 8 của thai kỳ. Đây là giai đoạn con đã phát triển gần như toàn diện và có nhiều sự thay đổi đáng kể ở cơ thể cũng như các cơ quan.
Thai 37 tuần là nằm ở tháng thứ 8 của thai kỳ
Thai 37 tuần mổ được chưa?
Thai 37 tuần có thể mổ nếu được sự cho phép từ bác sĩ sản khoa và dựa trên tình trạng sức khỏe của mẹ. Nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp sinh phù hợp, an toàn nhất cho cả mẹ và bé.
Thai 37 tuần đạp ít có sao không?
Ở tuần 37, không gian trong bụng mẹ đã chật hẹp hơn nên bé có thể chuyển động ít hơn so với các tuần trước. Tuy nhiên, nếu bé đạp ít hơn 10 lần/12 giờ hoặc có những thay đổi bất thường về cường độ đạp quá mạnh hoặc quá yếu, mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra. Việc theo dõi chuyển động thai là rất quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của bé.
Thai tuần 37 là một giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai, bé yêu đã phát triển rất tốt và gần như sẵn sàng chào đời. Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp thai phụ chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đón thiên thần nhỏ của mình. Hãy liên hệ với phòng khám Sài Gòn Medik qua hotline 19005175 để được đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao thăm khám và tư vấn tận tâm.
>>> Bạn có thể xem thêm: Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu chắc chắn phải biết
Bình luận bài viết