Các mốc khám thai IVF rất quan trọng để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, điều này giúp đảm bảo thai kỳ diễn ra suôn sẻ. Với mẹ bầu mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thì việc tuân thủ lịch khám thai không chỉ giúp phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra mà còn mang lại sự yên tâm trong suốt thai kỳ.
Mỗi giai đoạn thăm khám đều có ý nghĩa riêng của nó, từ kiểm tra tim thai, sàng lọc dị tật cho đến theo dõi sự phát triển của bé,... tất cả đều rất quan trọng. Bây giờ, hãy cùng Phòng Khám Đa Khoa Công Nghệ Cao Sài Gòn Medik tìm hiểu chi tiết lịch khám thai IVF chuẩn và những lưu ý quan trọng để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Khám thai IVF là gì?
Khám thai IVF là quá trình theo dõi và kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ đối với những thai phụ mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Đây là bước quan trọng giúp đảm bảo thai nhi phát triển tốt, đồng thời phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra để có biện pháp can thiệp kịp thời.
So với thai kỳ tự nhiên thì thai kỳ IVF có một số đặc điểm khác biệt, do đó mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai nghiêm ngặt hơn. Ngay từ khi phôi được chuyển vào tử cung, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao để xác định thai đã làm tổ thành công hay chưa. Sau đó, mẹ bầu cần thực hiện các mốc khám thai quan trọng như siêu âm, xét nghiệm máu, sàng lọc dị tật và kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường.
Hành trình IVF là phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
Các mục đích chính của khám thai IVF:
-
Xác nhận thai kỳ: Sau khi chuyển phôi, các lần khám đầu tiên giúp kiểm tra phôi đã làm tổ thành công hay chưa, đồng thời xác định thai kỳ chính thức bắt đầu hay chưa.
-
Theo dõi sự phát triển của thai nhi: Kiểm tra nhịp tim, kích thước thai và các chỉ số quan trọng để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh theo từng giai đoạn.
-
Phát hiện sớm các nguy cơ: Như nguy cơ thai ngoài tử cung, tiền sản giật, sinh non… giúp kịp thời xử lý nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
-
Tư vấn và hỗ trợ tâm lý: Bác sĩ không chỉ hướng dẫn mẹ bầu về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt mà còn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc, giúp mẹ bầu an tâm và thoải mái trong suốt thai kỳ.
>>> Xem thêm: Tất tần tật những điều mẹ bầu cần biết khi khám thai lần đầu
Các mốc khám thai IVF quan trọng
Sau chuyển phôi 14 ngày
Sau 14 ngày kể từ khi chuyển phôi, mẹ sẽ thực hiện xét nghiệm máu đo nồng độ beta hCG để xác định thai đã làm tổ thành công hay chưa. Nếu kết quả dương tính, bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số này để đánh giá mức độ phát triển của thai nhi.
-
Nếu nồng độ beta HCG <5 IU/L: Kết quả là không có thai.
-
Nếu nồng độ beta HCG trong khoảng 5 - 25 IU/L: Chưa kết luận được có thai hay không, cần theo dõi thêm.
-
Nếu nồng độ beta HCG > 25 IU/L: Kết quả là có thai.
-
Nếu chỉ số beta hCG tăng phù hợp theo từng ngày, đây là dấu hiệu thai đang phát triển tốt.
-
Nếu beta hCG tăng chậm hoặc thấp hơn mức bình thường, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra thêm để loại trừ nguy cơ thai ngoài tử cung hoặc thai ngừng phát triển.
Xét nghiệm beta HCG sau 14 ngày chuyển phôi giúp kiểm tra kết quả mang thai
Sau chuyển phôi 21 ngày
Khoảng 21 ngày sau chuyển phôi, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm để kiểm tra xem túi thai đã vào đúng vị trí trong tử cung hay chưa. Đây là cột mốc quan trọng giúp phát hiện sớm nguy cơ thai ngoài tử cung, một biến chứng thường gặp ở thai IVF.
Nếu kết quả siêu âm xác nhận túi thai đã vào tử cung, mẹ bầu có thể yên tâm bước vào giai đoạn theo dõi tiếp theo.
Sau chuyển phôi 28 ngày
Ở tuần thứ 6-7 của thai kỳ (tức khoảng 28 ngày sau chuyển phôi) bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để kiểm tra tim thai. Đây là thời điểm có thể nghe được nhịp tim của thai nhi, đánh dấu bước phát triển quan trọng.
-
Nếu tim thai đã xuất hiện và có nhịp đập bình thường, mẹ có thể yên tâm rằng con đang phát triển tốt.
-
Nếu chưa thấy tim thai, bác sĩ có thể yêu cầu theo dõi thêm một tuần để kiểm tra lại.
Mẹ bầu cũng sẽ được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và bổ sung dưỡng chất để hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Thai 11 tuần - 13 tuần 6 ngày
Đây là giai đoạn quan trọng để tầm soát các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edward hay Patau. Mẹ bầu sẽ thực hiện:
-
Siêu âm đo độ mờ da gáy để đánh giá nguy cơ mắc hội chứng Down.
-
Xét nghiệm Double Test kết hợp với siêu âm để đưa ra kết quả chính xác hơn về nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Nếu có bất thường, bác sĩ có thể tư vấn làm thêm xét nghiệm NIPT để có kết quả chính xác hơn.
Thai tuần 16 - 20
Triple Test là xét nghiệm máu giúp tiếp tục tầm soát nguy cơ dị tật thai nhi. Ở giai đoạn này, mẹ cũng có thể bắt đầu cảm nhận được những cử động nhẹ của bé.
>>> Bạn có thể xem thêm: Thai 20 tuần phát triển thế nào? Lời khuyên dành cho mẹ bầu
Thai tuần 20 - 24
Đây là thời điểm quan trọng để siêu âm kiểm tra hình thái của thai nhi, giúp phát hiện các dị tật về tim, xương, hệ thần kinh, cơ quan nội tạng…của bé. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn các phương án xử lý phù hợp.
>>> Bạn có thể xem thêm: Các mốc siêu âm 4d mà mẹ bầu cần biết để thai kỳ khỏe mạnh
Thai tuần 24 - 28
Mẹ bầu sẽ thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose để kiểm tra nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Đây là bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nếu không được kiểm soát tốt.
>>> Bạn có thể xem thêm: Các mốc khám thai quan trọng 3 tháng cuối: Mẹ bầu cần lưu ý!
Thai tuần 29 - 32
Siêu âm kiểm tra cân nặng thai nhi, đánh giá lượng nước ối, kiểm tra nhau thai. Một số mẹ bầu cũng sẽ được tiêm vắc-xin uốn ván để phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh.
>>> Xem thêm: Thai 29 tuần là mấy tháng? Những lời khuyên hữu ích cho mẹ bầu
Thai tuần 33 - 35
Ở tuần 33-35, bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí của thai nhi (ngôi đầu, ngôi mông hay ngôi ngang) để dự đoán phương pháp sinh phù hợp cho người mẹ.
Thai tuần 36 - 40
Đây là giai đoạn nước rút trước khi bé chào đời. Mẹ bầu cần đi khám thường xuyên để theo dõi cử động thai, đo tim thai và đánh giá dấu hiệu chuyển dạ. Nếu có dấu hiệu sinh non hoặc bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn phương án sinh phù hợp.
Quy trình khám thai sau chuyển phôi tại Sài Gòn Medik
Tại Phòng Khám Đa Khoa Công Nghệ Cao Sài Gòn Medik, mẹ bầu IVF sẽ được theo dõi sát sao từ những ngày đầu thai kỳ cho đến lúc sinh, nhằm đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh và hạn chế tối đa các nguy cơ tiềm ẩn. Quy trình khám thai được thiết kế khoa học, theo từng giai đoạn quan trọng của thai kỳ.
Công nghệ tiên tiến tại Sài Gòn Medik hỗ trợ tối đa cho quá trình khám thai IVF
1. Xét nghiệm beta hCG - Xác nhận thai làm tổ thành công
Sau 14 ngày chuyển phôi, mẹ bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu đo nồng độ beta hCG để kiểm tra xem phôi thai đã bám vào tử cung hay chưa. Nếu chỉ số này tăng đúng với tiêu chuẩn, có nghĩa là mẹ đã mang thai thành công. Ngược lại, nếu beta hCG tăng chậm hoặc quá thấp, bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi thêm hoặc kiểm tra nguy cơ thai ngoài tử cung, thai ngừng phát triển.
2. Siêu âm kiểm tra túi thai và tim thai
-
Sau 21 ngày chuyển phôi, mẹ sẽ được siêu âm để kiểm tra xem túi thai đã vào đúng vị trí trong tử cung hay chưa. Việc này giúp phát hiện sớm tình trạng thai ngoài tử cung - một biến chứng nguy hiểm cần can thiệp kịp thời.
-
Sau 28 ngày chuyển phôi, siêu âm tiếp theo sẽ kiểm tra tim thai. Nếu tim thai đã xuất hiện, đây là dấu hiệu quan trọng khẳng định thai nhi đang phát triển bình thường.
3. Sàng lọc dị tật thai nhi
Trong tam cá nguyệt đầu tiên và thứ hai, mẹ bầu sẽ được thực hiện các xét nghiệm quan trọng để tầm soát nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi:
-
Double Test (11-13 tuần 6 ngày): Kết hợp với siêu âm đo độ mờ da gáy để đánh giá nguy cơ hội chứng Down, Edward, Patau.
-
Triple Test (16-20 tuần): Tiếp tục sàng lọc các bất thường về nhiễm sắc thể và dị tật bẩm sinh.
-
Xét nghiệm NIPT: Nếu kết quả Double Test hoặc Triple Test có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm NIPT để có độ chính xác cao hơn.
4. Kiểm tra tiểu đường thai kỳ và siêu âm hình thái học
-
Tuần 24-28: Mẹ sẽ thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose để kiểm tra nguy cơ tiểu đường thai kỳ, một bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nếu không kiểm soát tốt.
-
Tuần 20-24: Mẹ sẽ được chỉ định siêu âm hình thái học để kiểm tra các cơ quan quan trọng của thai nhi như não bộ, tim, phổi, cột sống, thận... giúp phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh nếu có.
5. Đánh giá tình trạng nhau thai, nước ối, cử động thai
Từ tuần 29-32, mẹ sẽ được siêu âm để theo dõi:
-
Cân nặng thai nhi có đạt chuẩn hay không.
-
Lượng nước ối có đủ hay dư thừa.
-
Nhau thai có bám chắc và cung cấp đủ dưỡng chất cho bé không.
-
Kiểm tra cử động thai và nhịp tim thai để đánh giá sự phát triển của bé.
6. Tư vấn phương án sinh an toàn cho mẹ và bé
-
Tuần 33-35: Bác sĩ sẽ đánh giá vị trí ngôi thai, tình trạng nước ối và cân nặng thai nhi để dự đoán phương pháp sinh (sinh thường hay sinh mổ). Nếu có dấu hiệu bất thường như nhau tiền đạo, thai ngược hoặc thiếu nước ối, mẹ sẽ được theo dõi sát sao để có hướng xử lý phù hợp.
-
Tuần 36-40: Mẹ bầu sẽ khám thường xuyên để theo dõi dấu hiệu chuyển dạ. Nếu có nguy cơ sinh non hoặc thai quá ngày dự sinh, bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện để có phương án hỗ trợ sinh an toàn nhất.
Những lưu ý dành cho mẹ bầu khi mang thai IVF
Hành trình mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đòi hỏi mẹ bầu phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cả thể chất lẫn tinh thần. Do đặc thù của thai kỳ IVF có nguy cơ cao hơn so với mang thai tự nhiên, mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn từ bác sĩ để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là những lưu ý quan trọng dành cho mẹ bầu IVF:
-
Tuân thủ lịch khám thai:
Việc thăm khám định kỳ giúp bác sĩ theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để có biện pháp can thiệp kịp thời. Đặc biệt, thai IVF có nguy cơ cao hơn về rối loạn nhiễm sắc thể, thai ngoài tử cung hoặc hội chứng buồng trứng đa nang nên mẹ càng phải tuân thủ lịch khám chặt chẽ hơn so với thai kỳ tự nhiên.
Đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh với lịch khám thai IVF khoa học
-
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ:
Mang thai IVF yêu cầu chế độ dinh dưỡng đặc biệt hơn so với thai kỳ thông thường. Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để nuôi dưỡng thai nhi và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé:
-
Axit folic (Vitamin B9): Giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Nên bổ sung khoảng 400-600mcg/ngày qua thực phẩm như rau xanh đậm, đậu lăng, cam, hoặc viên uống theo chỉ định bác sĩ.
-
Sắt: Hỗ trợ sản xuất hồng cầu, giúp ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ. Có nhiều trong thịt đỏ, gan, trứng, rau xanh và các loại hạt.
-
Canxi: Quan trọng cho sự phát triển xương và răng của thai nhi. Mẹ bầu cần 1000-1200mg canxi/ngày từ sữa, phô mai, cá hồi, rau xanh hoặc viên uống bổ sung.
-
Omega-3 (DHA, EPA): Giúp phát triển trí não và thị giác của bé. Có trong cá hồi, cá thu, óc chó, hạnh nhân, dầu cá.
-
Protein: Hỗ trợ sự phát triển mô và cơ bắp của thai nhi, có nhiều trong thịt nạc, trứng, sữa, đậu nành.
-
Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng ảnh hưởng đến thai nhi:
Thai kỳ IVF thường khiến mẹ bầu lo lắng hơn do quá trình mang thai có sự can thiệp y khoa từ đầu. Tuy nhiên, stress kéo dài có thể làm tăng nguy cơ co bóp tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và gây nguy cơ dọa sảy thai.
Một số cách giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, các bạn có thể tham khảo:
-
Trò chuyện cùng chồng, người thân để chia sẻ tâm sự, nhận sự động viên.
-
Tham gia các lớp tiền sản để hiểu rõ hơn về quá trình mang thai và sinh nở.
-
Nghe nhạc nhẹ, thiền hoặc tập yoga bầu để thư giãn.
-
Hạn chế đọc các thông tin tiêu cực trên mạng gây hoang mang.
-
Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ ít nhất 7-8 tiếng/ngày để cơ thể hồi phục tốt.
Đi khám thai cùng chồng và người thân giúp người phụ nữ cảm thấy yên tâm hơn
-
Theo dõi dấu hiệu bất thường và báo ngay cho bác sĩ:
Thai kỳ IVF có tỷ lệ biến chứng cao hơn, vì vậy mẹ cần chú ý theo dõi cơ thể và phát hiện sớm những dấu hiệu nguy hiểm như:
-
Đau bụng dữ dội hoặc đau lâm râm kéo dài: Có thể là dấu hiệu dọa sảy thai hoặc thai ngoài tử cung.
-
Ra máu âm đạo: Dù ít hay nhiều cũng đều là dấu hiệu bất thường, cần đi khám ngay.
-
Giảm cử động thai: Từ tuần 28 trở đi, mẹ nên theo dõi cử động thai hàng ngày. Nếu bé ít đạp hơn bình thường, cần kiểm tra ngay.
-
Phù nề, đau đầu, mờ mắt: Có thể là dấu hiệu tiền sản giật, cần được theo dõi cẩn thận.
-
Tập thể dục nhẹ nhàng để hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh:
Nhiều mẹ bầu IVF lo sợ vận động có thể ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng thực tế thì tập thể dục đúng cách giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và hỗ trợ sinh nở dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, mẹ bầu nên tập luyện nhẹ nhàng, tránh các bài tập cường độ cao hoặc các động tác gây áp lực lên bụng. Nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc có dấu hiệu bất thường khi tập, hãy dừng lại ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Việc chăm sóc thai kỳ bình thường đã khó, đặc biệt là với mẹ bầu IVF thì điều đó còn khó khăn hơn rất nhiều, nó đòi hỏi sự kỹ lưỡng và tận tụy từ cả mẹ và đội ngũ y tế. Phòng Khám Đa Khoa Công Nghệ Cao Sài Gòn Medik chúng tôi với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, và dịch vụ chăm sóc chu đáo là người bạn đồng hành lý tưởng để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé luôn được bảo vệ tốt nhất.
Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào về khám thai IVF hoặc có nhu cầu thăm khám, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Phòng Khám Đa Khoa Công Nghệ Cao Sài Gòn Medik để được tư vấn và hỗ trợ tận tình các bạn nhé.
Bình luận bài viết