Thực tế, việc tái khám sau mổ thai ngoài tử cung là bước quan trọng để đảm bảo vết mổ lành tốt và sức khỏe phục hồi ổn định. Đây cũng là cơ hội để bác sĩ kiểm tra, phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra, giúp bạn có kế hoạch chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt hơn. Vậy khi nào cần tái khám? Cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Các phương pháp phẫu thuật thai ngoài tử cung
Hiện nay, phương pháp phẫu thuật thai ngoài tử cung có hai dạng phổ biến là mổ mở và mổ nội soi. Cụ thể:
Phẫu thuật mở bụng
Phương pháp phẫu thuật mở được áp dụng trong các trường hợp thai nhi ngoài tử cung đã vỡ và chảy máu nghiêm trọng. Do đó, sau khi mổ mở thai ngoài tử cung sản phụ sẽ có cảm giác đau, cơ thể mệt mỏi và khả năng cao bị dính vùng bụng, nằm viện dài hơn. Vì thế, sau khi mổ mở các mẹ nên có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật mổ nội soi là phương pháp sử dụng kỹ thuật hiện đại chỉ rạch một vết mổ nhỏ và thường áp dụng cho các trường hợp thai nhi còn nhỏ, chưa bị vỡ. Đây là phương pháp giảm thiểu cảm giác đau cho các mẹ sau khi mổ, không cần thuốc gây mê và thuốc kháng sinh sau khi mổ. Vì vậy, sức khỏe nhanh chóng hồi phục và có thể sinh hoạt bình thường sau 48h.
Tái khám sau mổ thai ngoài tử cung như thế nào?
Sau mổ thai ngoài tử cung, các mẹ cần nắm rõ thời gian tái khám, những việc cần làm và địa chỉ tái khám để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Cụ thể:
Tại sao cần tái khám sau mổ thai ngoài tử cung?
Sở dĩ, phẫu thuật mổ thai ngoài tử cung xong không hẳn là hoàn tất quá trình điều trị mà thai phụ cần nhiều thời gian theo dõi sau đó. Vì sau mổ vẫn có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Do đó, tái khám sau mổ thai ngoài tử cung rất cần thiết.
Khám sau khi mổ thai ngoài tử cung giúp kiểm soát sức khỏe của mẹ bầu
Thời gian tái khám sau mổ thai ngoài tử cung
Thông thường, bác sĩ sẽ hẹn bạn tái khám sau 1-2 tuần để kiểm tra tình trạng hồi phục. Trong trường hợp có các dấu hiệu bất thường như sốt, đau bụng dữ dội, ra máu âm đạo nhiều, sưng tấy hoặc chảy máu vết mổ, bạn cần đến bệnh viện khám lại ngay lập tức.
Tái khám sau mổ thai ngoài tử cung làm những gì?
Nếu trường hợp mổ bảo tồn vòi tử cung thì thời gian hẹn tái khám lại là sau 1 tuần để kiểm tra vết mổ, tình trạng sức khỏe tổng quát, định lượng và theo dõi nồng độ beta hCG, và siêu âm nếu cần thiết. Nếu trường hợp mổ không bảo tồn vòi tử cung thì thời gian tái khám sẽ kéo dài 2 - 3 tuần.
Tư vấn về thai sản và kế hoạch hóa gia đình:
Đối với những mẹ muốn có con trong tương lai thì nên kiểm tra phụ khoa, tư vấn kế hoạch mang thai lại sau 2 - 3 tháng. Ngược lại, nếu muốn kế hoạch hóa thì các bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp ngừa thai như dùng bao cao su, thuốc tránh thai, cấy que.
Những tình trạng mổ chửa ngoài tử cung kết hợp cùng với triệt sản thì cần thời gian khám lại sau 2 tuần và khám phụ khoa 6 tháng 1 lần.
Tư vấn, hướng dẫn chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho mẹ:
-
Các mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin và sắt
-
Xây dựng chế độ nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe ít nhất là 2 tuần
Tái khám sau mổ thai ngoài tử cung ở đâu?
Sau khi mổ thai ngoài tử cung, các mẹ nên tái khám tại địa chỉ đã trực tiếp thực hiện phẫu thuật cho mình. Vì tại đó các bác sĩ đã nắm giữ hồ sơ, tình trạng sức khỏe của thai phụ trong quá trình trước và sau khi mổ. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng theo dõi sát sao và kỹ lưỡng hơn. Nếu các mẹ thăm khám tại bệnh viện khác thì cần mang theo đầy đủ giấy tờ cần thiết, hồ sơ phẫu thuật để bác sĩ mới tiện theo dõi và đưa ra các phương án tối ưu nhất.
Tái khám sau mổ thai ngoài tử cung tại bệnh viện các mẹ thực hiện phẫu thuật
Lưu ý sau mổ thai ngoài tử cung
Các mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau mổ thai ngoài tử cung để sức khỏe nhanh hồi phục như sau:
-
Không làm các công việc quá nặng hoặc tham gia các hoạt động thể dục thể thao trong vòng 6 - 8 tháng.
-
Cần nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn tâm trí và không suy nghĩ tiêu cực.
-
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, lành tính và kiêng ăn các thực phẩm dễ làm mưng mủ, lở loét vết thương.
-
Uống thêm sắt để phòng ngừa các trường hợp thiếu máu sau khi mổ.
-
Không được uống rượu, bia, hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích gây hại.
-
Không quan hệ vợ chồng ít nhất trong thời gian là 6 tuần đầu khi vết thương sau mổ thai ngoài tử cung chưa hồi phục hoàn toàn.
-
Dùng thuốc theo đơn được kê toa từ bác sĩ và không tự ý mua thuốc bên ngoài để sử dụng.
-
Khi phát hiện vết thương bị nhiễm trùng hoặc có các triệu chứng lạ thì cần tìm ngay đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
Cách chăm sóc mẹ sau mổ thai ngoài tử cung
Để cơ thể phục hồi nhanh, vết mổ mau lành và tránh biến chứng, người bệnh cần lên kế hoạch chăm sóc và kiêng cữ khoa học sau mổ thai ngoài tử cung. Dưới đây là hướng dẫn từ chuyên gia, giúp chị em chăm sóc đúng cách để sớm khỏe mạnh:
Các thực phẩm nên ăn
Sau khi mổ thai ngoài tử cung, các mẹ nên bổ sung một số các thực phẩm lành mạnh và tốt cho vết thương như sau:
-
Cá tươi: Các loại cá tươi rất giàu dưỡng chất, phù hợp cho quá trình phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật. Cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá thu,... chứa nhiều axit béo omega-3, sắt và các vi chất quan trọng giúp tái tạo máu, hỗ trợ làm lành vết thương và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
-
Thịt lợn: Thịt lợn là nguồn thực phẩm lành tính, giàu protein, chất béo và các vi chất thiết yếu như kẽm, selen, phốt pho, sắt, vitamin B12,... giúp tăng cường đề kháng và hỗ trợ tái tạo mô, giúp vết thương mau lành.
-
Thịt gà: Sau phẫu thuật mổ lấy thai ngoài tử cung, cơ thể mẹ thường bị suy kiệt, dễ mệt mỏi và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thịt gà chứa axit amin tryptophan có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó, vitamin B6 trong thịt gà còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tăng cường phục hồi sức khỏe.
-
Lòng đỏ trứng gà: Lòng đỏ trứng gà cung cấp lecithin giúp điều hòa cholesterol trong cơ thể, giảm nguy cơ tích tụ mỡ trong máu và hỗ trợ đào thải cholesterol. Ngoài ra, trứng cũng chứa nhiều protein và vitamin, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật.
-
Sữa: Sữa là thực phẩm quan trọng trong quá trình phục hồi nhờ chứa đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, B1, B2, protein, kali, lipid,... Uống sữa đều đặn giúp tăng cường đề kháng và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn tại vết mổ.
-
Rau xanh và trái cây: Bổ sung rau xanh và trái cây hàng ngày giúp cơ thể hấp thụ nguồn vitamin dồi dào, cải thiện hệ tiêu hóa, đồng thời cung cấp chất xơ và sắt để hỗ trợ quá trình tái tạo máu, hạn chế tình trạng thiếu máu do mất máu trong quá trình phẫu thuật.
Nên ăn các thực phẩm như cá hồi, rau xanh,.. giúp vết thương nhanh hồi phục
Các thực phẩm không nên ăn
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người sau phẫu thuật cũng cần hạn chế một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết mổ và sức khỏe tổng thể.
-
Nhóm thực phẩm dễ gây viêm, sẹo lồi: Rau muống, nếp, tôm, lòng trắng trứng gà là những thực phẩm có khả năng kích thích vết thương sưng tấy, viêm nhiễm, mưng mủ và hình thành sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ.
-
Thực phẩm có tính hàn: Các loại thực phẩm như cua, ốc, baba, thịt trâu có tính hàn, có thể cản trở quá trình đông máu, làm chậm quá trình lành vết thương và gia tăng nguy cơ chảy máu kéo dài.
-
Đậu và các chế phẩm từ đậu: Dù có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng đậu và sữa đậu nành không phù hợp với người sau phẫu thuật. Vì chứa phytate – chất có thể gây cản trở quá trình hấp thụ sắt, làm chậm quá trình tái tạo máu và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
-
Gừng: Gừng có thể kích thích tử cung co bóp mạnh, gây tổn thương, làm vết mổ lâu lành và thậm chí có nguy cơ dẫn đến xuất huyết. Vì vậy, cần hạn chế sử dụng loại gia vị này sau phẫu thuật.
-
Gia vị cay nóng và chất kích thích: Những thực phẩm cay nóng, rượu, bia, cà phê,... không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa mà còn làm chậm quá trình hồi phục của cơ thể. Thậm chí, có thể khiến vết mổ dễ bị viêm nhiễm, mưng mủ và lâu lành hơn.
Tránh để cơ thể nhiễm lạnh
Sau phẫu thuật mổ thai ngoài tử cung, nếu sử dụng nước lạnh quá sớm có thể khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, làm chậm quá trình hồi phục và tăng nguy cơ viêm nhiễm, cảm lạnh. Do đó, nên sử dụng nước ấm để tắm rửa và vệ sinh cá nhân nhằm bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Không để cơ thể nhiễm lạnh sau phẫu thuật mổ thai ngoài tử cung
Việc tái khám sau mổ thai ngoài tử cung đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sức khỏe và phòng ngừa biến chứng. Đừng bỏ qua lịch hẹn với bác sĩ để đảm bảo vết mổ hồi phục tốt và cơ thể sẵn sàng cho những kế hoạch mang thai trong tương lai. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau phẫu thuật, hãy liên hệ ngay với bác sĩ tại phòng khám Sài Gòn Medik qua số hotline 19005175 để được hỗ trợ và tư vấn tận tâm nhất.
Bình luận bài viết