Thời điểm thai 38 tuần, mẹ bầu đã bước đến giai đoạn những tuần cuối thai kỳ. Lúc này, thai nhi cũng đã phát triển gần như toàn diện và sẵn sàng chào đời bất cứ lúc nào. Vậy thai nhi 38 tuần tuổi có hình dáng như thế nào? Những dấu hiệu chuyển dạ sớm của mẹ bầu ở tuần 38 là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất, giúp mẹ an tâm đón con yêu chào đời.
Mang thai 38 tuần là mấy tháng?
Thai 38 tuần tương đương với 9 tháng 14 ngày của thai kỳ, đánh dấu giai đoạn quan trọng cuối cùng trước khi mẹ bầu bước vào thời điểm chuyển dạ.
Thai nhi 38 tuần phát triển như thế nào?
Ở tuần thứ 38 của thai kỳ, bé đã bước vào giai đoạn hoàn thiện cuối cùng trước khi chào đời. Các cơ quan quan trọng đã hoạt động ổn định, giúp bé sẵn sàng thích nghi với môi trường bên ngoài ngay sau khi sinh. Cụ thể:
Hình thành phản xạ cầm nắm
Thời điểm thai 37 38 tuần, bé con trong bụng mẹ đã dần hình thành phản xạ cầm nắm khi có những cử động như mút tay một cách thường xuyên hơn. Điều này chứng tỏ hệ thần kinh, cơ tay của bé đã dần hoàn thiện, giúp bé hình thành thói quen ngậm mút vú và nắm lấy tay mẹ một cách tự nhiên sau khi chào đời.
Bé đã hình thành phản xạ cầm nắm trong bụng mẹ ở tuần 38
Lông tơ rụng dần
Lớp lông tơ bao phủ cơ thể bé từ những tháng đầu trong bụng mẹ cùng lớp chất sáp bã nhờn cũng sẽ rụng dần, nhường chỗ cho làn da mới, mịn màng hơn.
Mọc móng chân
Dù các ngón chân đã hình thành từ sớm, nhưng đến giai đoạn thai 38 tuần này, móng chân của bé mới bắt đầu mọc nhanh và rõ rệt hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đã gần như hoàn thiện, sẵn sàng cho ngày chào đời sắp tới.
Phổi phát triển mạnh
Phổi là một trong những cơ quan phát triển muộn nhất ở thai nhi 38 tuần. Lúc này, các chất hoạt tính bề mặt mới tiếp tục được sản xuất nhiều hơn, giúp các túi khí trong phổi không bị xẹp khi bé hô hấp. Đồng thời, phần dây thanh âm tại phổi cũng đã hoàn thiện, giúp bé chuẩn bị cho tiếng khóc đầu đời và bày tỏ cảm xúc với bố mẹ qua những âm thanh khác nhau.
Não bộ và hệ thần kinh phát triển
Não bộ của bé tiếp tục phát triển mạnh mẽ với các rãnh sâu và nếp nhăn hình thành dày đặc hơn, giúp mở rộng diện tích bề mặt cho tế bào thần kinh. Lúc này, bộ não sẽ bắt đầu kiểm soát các chức năng quan trọng của toàn bộ cơ thể, bao gồm cả nhịp tim và hơi thở.
Nhu động ruột
Từ thời điểm thai 38 tuần, em bé trong bụng mẹ sẽ bắt đầu nuốt nước ối, kể cả chất sáp bã nhờn, các chất thải từ mật, ruột, lông măng và tế bào da chết. Điều này là hoàn toàn bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng. Bởi những chất này sẽ được đào thải ra ngoài dưới dạng phân su khi bé đi vệ sinh lần đầu tiên.
Hình ảnh siêu âm thai 38 tuần và các chỉ số quan trọng
Hình ảnh siêu âm thai 38 tuần cho thấy bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh với khuôn mặt rõ nét, bao gồm mắt, mũi, miệng và có thể thấy tóc hoặc lông mày. Lúc này, thai nhi thường quay đầu xuống dưới, tay chân co lại do không gian trong tử cung chật hẹp. Kết quả này không chỉ giúp mẹ nhìn rõ hình dáng bé yêu, mà còn theo dõi được các chỉ số thai 38 tuần quan trọng, giúp bác sĩ đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe của bé trước khi chào đời.
-
Đường kính lưỡng đỉnh thai 38 tuần (BPD): Từ 86 – 98 mm.
-
Chiều dài xương đùi (FL): Từ 67 – 81 mm.
-
Chu vi vòng bụng (AC): Từ 299 – 386 mm.
-
Chu vi vòng đầu (HC): Từ 320 – 360 mm.
Hình ảnh siêu âm thai 38 tuần 4D
>>> Xem thêm: Hình ảnh thai nhi 39 tuần tuổi và dấu hiệu sắp sinh của mẹ
Cơ thể mẹ bầu 38 tuần có những thay đổi nào?
Khi thai 38 tuần, không chỉ thai nhi phát triển mà cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi rõ rệt. Lúc này, bé đã lớn hơn cả về trọng lượng lẫn kích thước, gây áp lực lớn lên bàng quang, khiến mẹ buồn tiểu thường xuyên trong ngày. Đồng thời, cơ thể mẹ có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi, đau lưng, chóng mặt nhiều hơn do thai nhi chèn ép lên hệ tuần hoàn.
Các cơn co Braxton-Hicks cũng xuất hiện với tần suất dày đặc. Một số thay đổi khác có thể gặp phải như chảy máu hoặc sưng nướu răng, da nổi đốm, hay rõ hơn là tình trạng rạn da ở bụng, đùi và mông.
Lời khuyên từ bác sĩ cho mẹ bầu mang thai tuần 38
Ở tuần thứ 38, mẹ bầu cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về thể chất lẫn tinh thần để sẵn sàng cho ngày vượt cạn. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và hỗ trợ quá trình sinh nở thuận lợi hơn.
-
Chuẩn bị tâm lý vững vàng: Bước vào tuần 38 của thai kỳ, mẹ bầu có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Vì vậy, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và giữ tinh thần thoải mái, trò chuyện với người thân nhiều hơn, tham gia các lớp học tiền sản hoặc tìm hiểu về quá trình sinh nở cũng giúp mẹ tự tin hơn khi đối diện với thời khắc vượt cạn.
-
Đi bộ nhẹ nhàng: Khi mẹ đi bộ thường xuyên, hông sẽ trở nên dẻo dai hơn, tạo điều kiện thuận lợi để đầu thai nhi tuần 38 quay xuống khung chậu, hỗ trợ quá trình chuyển dạ diễn ra suôn sẻ.
-
Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát: Khi thai 38 tuần, nhiều mẹ bầu cảm thấy nóng bức và đổ mồ hôi nhiều hơn do thay đổi nội tiết. Việc mặc quần áo rộng, chất liệu thoáng mát, uống nhiều nước và giữ không gian sống thông thoáng sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.
-
Thực hiện bài tập Squat: Squat là bài tập đơn giản nhưng có lợi cho mẹ bầu, không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp, mà còn làm nở xương chậu và kích thích quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý tập luyện đúng kỹ thuật và có thể tham khảo bác sĩ trước khi thực hiện.
Thực hiện các bài tập Squat bầu giúp mẹ dễ dàng hơn trong quá trình sinh nở
Dấu hiệu chuyển dạ sớm ở tuần 38 là gì?
Thai 38 tuần đã là giai đoạn cuối của thai kỳ, lúc này bé có thể chào đời bất kỳ lúc nào, thậm chí trước cả ngày dự sinh. Do đó, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu chuyển dạ dưới đây để chuẩn bị tốt nhất cho thời khắc vượt cạn sắp tới.
-
Co thắt tử cung mạnh mẽ: Các cơn co thắt chuyển dạ diễn ra mạnh mẽ trong thời gian dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.
-
Rò rỉ nước ối: Nếu mẹ thấy nước ối chảy thành dòng hoặc rò rỉ dần dần, đây có thể là dấu hiệu màng ối đã vỡ, báo hiệu quá trình chuyển dạ sắp bắt đầu.
-
Dịch âm đạo tăng, xuất hiện máu báo: Khi gần sinh, dịch âm đạo có thể ra nhiều hơn và có màu nâu hoặc hồng nhạt. Đây là dấu hiệu cho thấy nút nhầy cổ tử cung đã bong, mở đường cho bé yêu chuẩn bị chào đời.
Dịch âm đạo xuất hiện máu báo là dấu hiệu của việc chuyển dạ sớm
Những điều mẹ bầu nên chuẩn bị trước khi sinh
Khi thai 38 tuần tuổi, mẹ chỉ còn ít ngày nữa là đón bé yêu chào đời. Dưới đây là một số điều quan trọng mà mẹ bầu cần chuẩn bị:
-
Giấy tờ tùy thân: Chuẩn bị CMND/CCCD, thẻ bảo hiểm y tế, sổ hộ khẩu và hồ sơ khám thai để làm thủ tục nhập viện thuận tiện hơn.
-
Chi phí sinh: Dự trù chi phí sinh nở để chủ động về tài chính và tránh những phát sinh không mong muốn.
-
Lựa chọn tên cho bé: Nếu chưa quyết định, mẹ có thể tham khảo và chọn một cái tên ý nghĩa cho con.
-
Đồ đi sinh: Chuẩn bị đầy đủ quần áo, tã, khăn, mũ, tất, đồ dùng cá nhân cho cả mẹ và bé trong những ngày ở bệnh viện.
-
Lựa chọn phương pháp sinh: Nhờ bác sĩ tư vấn về sinh thường hay sinh mổ, đồng thời theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe khi chuyển dạ để có lựa chọn phù hợp nhất.
-
Sắp xếp người thân đi cùng: Đảm bảo có người luôn bên cạnh mẹ giai đoạn này để hỗ trợ nhập viện khi cần và chăm sóc mẹ sau sinh.
Các câu hỏi thường gặp khi thai nhi 38 tuần tuổi
Càng về những tuần cuối của thai kỳ, các mẹ bầu sẽ luôn trong trạng thái háo hức, nôn nóng, tò mò về các vấn đề liên quan đến quá trình sinh và sức khỏe của cả mẹ và bé như:
Thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
“Thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg?” luôn là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Thời điểm này, hầu hết các bé đã phát triển gần như hoàn thiện và có cân nặng trung bình khoảng 3kg, với chiều dài khoảng 49,3cm. Kích thước này tương đương với một quả dưa hấu nhỏ hoặc một nhánh tỏi tây.
Thai 38 tuần có kích thước như một quả dưa hấu nhỏ
Thai 38 tuần 5 ngày mổ được chưa?
Từ tuần 38 trở đi, các cơ quan trong cơ thể cũng đã sẵn sàng để thích nghi với môi trường bên ngoài. Do đó, nếu mẹ bầu có nhu cầu sinh mổ ở thời điểm này, điều đó hoàn toàn có thể thực hiện được, đặc biệt nếu có chỉ định từ bác sĩ.
Tuy nhiên, việc sinh mổ cần được cân nhắc kỹ càng dựa trên tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố như cân nặng thai nhi, nước ối, vị trí nhau thai, tiền sử sinh nở,… để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Thai 38 tuần muốn chuyển dạ nhanh phải làm gì?
Để kích thích chuyển dạ khi thai 38 tuần, mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp an toàn như đi bộ nhẹ nhàng, massage bụng, tắm nước ấm, xông hơi tinh dầu oải hương hoặc quan hệ tình dục để thúc đẩy sản xuất hormone prostaglandin, giúp tử cung mềm và co bóp tốt hơn. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Thai 38 tuần gò cứng bụng bị đau lâm râm có sao không?
Ở thai 38 tuần, mẹ bầu có thể cảm nhận các cơn gò cứng bụng kèm đau lâm râm, đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm. Nếu cơn đau mạnh dần, đều đặn hơn và lan xuống lưng dưới, mẹ cần theo dõi kỹ. Trường hợp cơn gò không giảm dù thay đổi tư thế, hoặc đi kèm chảy máu âm đạo, rò rỉ nước ối, mẹ nên đến bệnh viện ngay để được kiểm tra.
Thai 38 tuần lượng nước ối bao nhiêu là đủ?
Thai 38 tuần lượng nước ối thường dao động từ 540 – 600ml và giảm dần đến ngày sinh. Lượng nước ối quá ít hoặc quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên siêu âm thai định kỳ để theo dõi và đảm bảo an toàn cho bé.
Mang thai 38 tuần là giai đoạn quan trọng khi bé đã phát triển gần như hoàn thiện và có thể chào đời bất cứ lúc nào. Do đó, mẹ bầu cần theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ, chuẩn bị tốt về tâm lý, sức khỏe và vật dụng cần thiết để quá trình sinh diễn ra thuận lợi. Nếu mẹ đang tìm kiếm địa chỉ đáng tin cậy để sinh nở, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tại Phòng Khám Đa Khoa Công Nghệ Cao Sài Gòn Medik sẽ luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ mẹ yên tâm vượt cạn an toàn!
>>> Bạn có thể xem thêm: Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu chắc chắn phải biết
Bình luận bài viết