Thai 18 tuần là giai đoạn đánh dấu cột mốc quan trọng của thai kỳ, khi bé bắt đầu lớn nhanh và có những cử động phản ứng với thế giới bên ngoài. Đồng thời, cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi để thích ứng với sự lớn dần của thai nhi. Vậy thai nhi 18 tuần tuổi phát triển như thế nào? Cùng Phòng Khám Đa Khoa Công Nghệ Cao Sài Gòn Medik tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Sự phát triển của thai nhi 18 tuần tuổi diễn ra thế nào?
Bước vào tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ về cả hình dáng lẫn chức năng cơ thể. Lúc này, thông qua quá trình siêu âm, mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy được khuôn mặt thai nhi 18 tuần tuổi của con đã có đường nét rõ ràng hơn. Tai của con đã vào đúng vị trí, lồi ra ở 2 bên đầu, giúp bé nghe được giọng nói của mẹ và những âm thanh từ môi trường xung quanh.
Hệ thần kinh tiếp tục hoàn thiện với sự hình thành lớp myelin bao bọc các tế bào thần kinh, hỗ trợ cho quá trình truyền tín và hình thành các kết nối phức tạp trong não bộ. Đồng thời, hệ tiêu hóa ở thời điểm thai nhi tuần thứ 18 cũng bước vào giai đoạn hoạt động khi bé bắt đầu nuốt nước ối trong bụng mẹ. Bộ phận sinh dục của trẻ lúc này đã phát triển đầy đủ, vì vậy bố mẹ có thể tiến hành siêu âm để dễ dàng xác định giới tính của con.
Ngoài ra, mẹ cũng cảm nhận được rõ rệt hơn sự phát triển của con ở giai đoạn thai 18 tuần tuổi này thông qua các dấu hiệu như xoay, duỗi người hay đạp chân vào bụng mẹ. Những chuyển động này sẽ ngày càng rõ ràng hơn trong các tuần tiếp theo, giúp mẹ an tâm khi con yêu đang ngày càng phát triển khỏe mạnh.
Hình ảnh thai nhi 18 tuần qua siêu âm 4D
>>> Xem thêm: Bầu 20 tuần thai nhi phát triển thế nào? Lời khuyên dành cho mẹ bầu
Những thay đổi trên cơ thể mẹ bầu ở tuần thứ 18 thai kỳ
Mang thai là quá trình cao cả mà bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn trong đời. Dù vậy, thời kỳ mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đặc biệt, ở giai đoạn thai nhi đủ 18 tuần tuổi, tức 4 tháng của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ phải trải qua nhiều dấu hiệu mệt mỏi như:
Đầy bụng, chướng hơi
Lượng progesterone trong cơ thể lúc này tăng cao, khiến hệ tiêu hóa làm việc chậm hơn, dẫn đến mẹ dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Do đó, mẹ nên bổ sung thêm chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế ăn đồ cay nóng và áp dụng chia thực đơn thành nhiều bữa để quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng.
Chuột rút ở chân
Hiện tượng chuột rút ở chân thường xuất hiện khi thai 18 tuần, do trọng lượng cơ thể mẹ lúc này có sự gia tăng đáng kể, đòi hỏi các cơ chân phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến vấn đề chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu.
Dấu hiệu này không thể hết triệt để trong thai kỳ, nhưng các sản phụ có thể hạn chế tình trạng chuột rút bằng cách tránh đứng hoặc ngồi bắt chéo chân quá lâu, thường xuyên đi bộ và thực hiện các bài tập kéo căng cơ bắp chân nhẹ nhàng.
Tình trạng chuột rút thường xuất hiện ở mẹ bầu mang thai 18 tuần
Chảy máu nướu răng
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai khiến nướu răng dễ bị viêm, kích ứng và chảy máu. Do đó, mẹ bầu nên lưu ý lựa chọn các loại bàn chải có lông mềm, vệ sinh răng miệng một cách nhẹ nhàng, tránh thô bạo để hạn chế tổn thương.
Phù nề chân
Phù chân khi mang thai là vấn đề không hiếm gặp đối với các mẹ bầu. Hiện tượng này là do cơ thể phụ nữ trong thai kỳ cần tích trữ một lượng lớn chất lỏng và máu để nuôi dưỡng bào thai, dẫn đến tình trạng sưng phù ở chân, đặc biệt vào thời điểm cuối ngày. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ bầu không nên ngồi hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài, thay vào đó hãy kết hợp vận động nhẹ nhàng, thường xuyên massage và gác chân lên cao để cải thiện.
Rạn da
Đây là nỗi tự ti lớn nhất đối với các sản phụ khi sinh con. Thời điểm thai 18 tuần, phần bụng sẽ lớn dần thời thời gian, khiến da bị kéo căng, dẫn đến rạn nứt. Mẹ bầu có thể ngăn chặn tối đa tình trạng này bằng cách dưỡng ẩm thường xuyên cho da bụng ngay từ sớm.
Điều này vừa hạn chế được nguy cơ rạn da mất thẩm mỹ, vừa giúp nuôi dưỡng làn da mềm mịn ngay cả trong thai kỳ. Nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé, bạn nên tham khảo qua ý kiến từ các chuyên gia bác sĩ để có lựa chọn đúng đắn nhất.
Mẹ bầu có thể ngăn rạn da bằng cách dưỡng ẩm từ những tháng đầu
>>> Xem thêm: Thai 22 tuần: Sự phát triển của bé và các thay đổi ở mẹ
Lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai 18 tuần tuổi
Ngoài việc quan tâm đến các thay đổi của cơ thể trong trong giai đoạn 18 tuần của thai kỳ. Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ bầu thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, siêu âm quan trọng nhằm tầm soát các nguy cơ biến chứng ngoài mong muốn. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, bạn cần chú trọng đến các vấn đề sau:
Siêu âm thai 4D
Siêu âm 4D giúp kiểm tra hình thái thai nhi một cách toàn diện và phát hiện sớm nguy cơ dị tật nếu có. Tuy nhiên, độ chính xác chỉ đạt khoảng 85 – 90%, vì vậy mẹ nên kết hợp thêm các xét nghiệm sàng lọc để có kết quả chuẩn xác hơn.
>>> Xem thêm: Chỉ số siêu âm 4d thai 21 tuần và lưu ý cho mẹ bầu
Tầm soát tiểu đường đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Do đó, việc tầm soát từ tuần 18 giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh, từ đó có biện pháp kiểm soát để ngăn ngừa biến chứng kịp thời.
Xét nghiệm đái tháo đường ở giai đoạn thai 18 tuần giúp tầm soát các nguy cơ biến chứng
Kiểm soát cân nặng hợp lý
Tương tự như đái tháo đường, tăng hoặc giảm cân quá mức trong giai đoạn thai 18 tuần cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến thể trạng thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cần theo dõi cân nặng thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách hợp lý nhằm giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe trong thai kỳ.
Chủ động nhận biết dấu hiệu sinh non
Mẹ bầu, đặc biệt là những người từng có tiền sử sinh non, sảy thai hoặc mang đa thai, cần chủ động nắm rõ các dấu hiệu dọa sinh sớm như đau bụng dưới, ra dịch bất thường hoặc co thắt tử cung liên tục,... để kịp thời phát hiện và chữa trị.
Những câu hỏi thường gặp khi thai nhi 18 tuần tuổi
Nhìn thấy con yêu khỏe mạnh là điều hạnh phúc nhất của mỗi người mẹ. Chính vì thế, ngoài việc quan tâm đến từng cử động của con trong quá trình phát triển, nhiều mẹ bầu ở giai đoạn thai 18 tuần cũng rất chú trọng đến những vấn đề như:
Thai nhi 18 tuần nặng bao nhiêu?
Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association), trung bình cân nặng thai nhi 18 tuần tuổi là khoảng từ 180g, chiều dài từ đầu đến mông là khoảng 14,22cm. Ngoài ra, trong giai đoạn này, mẹ bầu cũng có thể để ý đến các chỉ số phát triển quan trọng khác của con như:
-
Chu vi vòng đầu 138 – 157mm.
-
Chu vi vòng bụng 116 – 136mm.
-
Đường kính lưỡng đỉnh 39mm.
-
Chiều dài xương đùi 23 – 28mm.
Tuy nhiên, các chỉ số kích thước của thai nhi 18 tuần tuổi này chỉ là ước tính, và sẽ thay đổi tùy vào cơ địa của mẹ và sự phát triển riêng biệt của từng bé.
Cân nặng trung bình của thai nhi 18 tuần tuổi
Thai 18 tuần máy ít có sao không?
Thực tế, mẹ có thể cảm nhận thai máy rõ rệt nhất từ tuần 24 – 32, khi em bé đã khá lớn và có không gian để hoạt động mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, một số bé ở tuần thứ 18 đã bắt đầu có những chuyển động nhẹ nhàng, nhưng do kích thước còn nhỏ nên không phải mẹ bầu nào cũng nhận thấy. Do đó, việc thai 18 tuần máy ít là hiện tượng bình thường và mẹ không cần quá lo lắng.
Nhìn chung, thai 18 tuần là giai đoạn đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Đây cũng là thời điểm mẹ bầu cần chú trọng bảo vệ sức khỏe, duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. Đồng thời, thực hiện đầy đủ các biện pháp thăm khám, theo dõi thai kỳ tại những cơ sở y tế uy tín như Phòng Khám Đa Khoa Công Nghệ Cao Sài Gòn Medik để được chăm sóc tận tình trong suốt hành trình mang thai đầy ý nghĩa.
>>> Bạn có thể xem thêm: Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu chắc chắn phải biết
Bình luận bài viết