Thai 22 tuần là cột mốc quan trọng trong hành trình 9 tháng 10 ngày của các mẹ bầu. Đây là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ, hoàn thiện các cơ quan và hệ thống, đồng thời mẹ cũng trải qua nhiều thay đổi về thể chất và tinh thần. Bài viết này sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của bé yêu và cách chăm sóc sức khỏe bản thân hiệu quả.
Thai 22 tuần là mấy tháng?
Thai 22 tuần là thời kỳ con đã được 5 tháng 2 tuần, giai đoạn chuyển giao từ tháng thứ 5 qua tháng thứ 6 của thai kỳ. Đây là mốc thời gian quan trọng trong quá trình mang thai, vì lúc này thai nhi đã dần hoàn thiện các cơ quan và bộ phận trên cơ thể và các mẹ dễ dàng quan sát thông qua xét nghiệm hoặc kiểm tra y khoa.
Thai 22 tuần phát triển như thế nào?
Thai nhi 22 tuần tuổi đã phát triển toàn diện các cơ quan từ hệ thần kinh, thính giác đến các chuyển động tay chân cũng diễn ra mạnh mẽ hơn. Dưới đây là các thông tin về quá trình phát triển thai 22 tuần.
Dấu hiệu thai 22 tuần tuổi khỏe mạnh
Dưới đây là các dấu hiệu con đang phát triển tốt trong bụng khi mẹ mang thai ở tuần thứ 22:
-
Xúc giác và vị giác phát triển: Thời gian 22 tuần tuổi, bé đã bắt đầu cảm nhận được sự va chạm, chồi vị giác đã xuất hiện trên lưỡi. Điều này giúp bé có thể hoàn thiện khả năng cảm nhận vị giác.
-
Não bộ bắt đầu có nếp gấp: Bề mặt não bộ dần hình thành các nếp gấp và quá trình này sẽ kéo dài đến tuần 34, giúp tạo điều kiện não bộ phát triển diện tích và gia tăng tế bào thần kinh.
-
Phát triển cơ quan sinh dục: 22 tuần tuổi ở bé trai dần hình thành tinh hoàn và bé gái bắt đầu xuất hiện buồng trứng, dạ non, âm đạo.
-
Cảm nhận được âm thanh: Tai của bé ở tuần 22 đã bắt đầu nhạy cảm hơn, có thể nghe được nhịp tim và giọng nói từ mẹ. Từ đó, bé bắt đầu quen với âm thanh và không bị giật mình khi chào đời.
-
Thị giác tốt hơn: Thời gian 22 tuần tuổi, thai nhi có thể phân biệt giữa ánh sáng và bóng tối dù trạng thái mắt bé nhắm.
-
Có lông tơ bao phủ: Lông măng xuất hiện bao phủ cơ thể của bé, giúp điều hòa nhiệt độ và bảo vệ làn da mỏng manh của con.
-
Chuyển động của con trong bụng mẹ: Thai nhi 22 tuần tuổi, bé thường sẽ đạp nhiều và chuyển động trong bụng mẹ để tìm tư thế thoải nhất với tốc độ đạp khoảng 15 - 20 lần/ngày. Đây là dấu hiệu chứng minh thai nhi rất khỏe mạnh và bé phát triển tốt.
Thai nhi khỏe mạnh thường có những dấu hiệu phát triển bình thường
>>> Bạn có thể xem thêm: Thai nhi tuần 24: Sự phát triển của bé và kế hoạch của mẹ bầu
Thai nhi 22 tuần nặng bao nhiêu là đạt chuẩn?
Thai nhi 22 tuần có sự tăng trưởng nhiều hơn về cân nặng, đặc biệt trọng lượng trung bình của bé trong thời kỳ này sẽ dao động từ 0,412 - 0,548kg và có mức chênh lệch khác nhau tùy vào mỗi bé. Chiều dài từ vùng đầu đến chân của bé khoảng 27,8cm, tương đương với kích thước của một quả bí đỏ cỡ nhỏ.
Chỉ số thai nhi 22 tuần
Thực tế, dấu hiệu thai nhi 22 tuần tuổi khỏe mạnh thường sẽ có chỉ số nằm ở mức như sau:
-
Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 50mm - 62mm.
-
Chiều dài xương đùi của thai nhi (FL): 37mm - 44mm.
-
Chu vi vòng bụng (AC): 72mm - 204mm.
Chỉ số thai nhi nằm ở mức tiêu chuẩn là dấu hiệu cho thấy con khỏe mạnh
>>> Xem thêm: Hình ảnh thai 23 tuần tuổi và những lưu ý cho mẹ bầu
Chu vi vòng đầu của thai nhi tuần thứ 22
Chu vi vòng đầu của thai nhi tuần thứ 22 phát triển bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 33cm - 37cm. Với trường hợp các bé trai, chu vi vòng đầu trung bình thường sẽ lớn hơn so với các bé gái 0,5cm. Đây là một trong các chỉ số quan trọng, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi trong quá trình phát triển.
Các thay đổi của mẹ bầu khi mang thai được 22 tuần tuổi
Khi mang thai được 22 tuần, cơ thể mẹ bầu sẽ trải qua nhiều thay đổi đáng kể cả về thể chất lẫn cảm xúc. Đây là lúc mà thai nhi phát triển nhanh và làm cơ thể mẹ có nhiều điểm khác hơn bình thường.
Thay đổi về mặt thể chất của mẹ bầu 22 tuần tuổi
Khi thai nhi được 22 tuần tuổi, mẹ bầu sẽ có những thay đổi đáng kể về mặt thể chất. Dưới đây là một số dấu hiệu thay đổi cơ thể của mẹ bầu thường gặp:
-
Bụng bầu phát triển: Khi thai nhi bắt đầu lớn, bụng bầu lộ rõ hơn nên các mẹ sẽ cảm nhận được sự nặng nề. Do đó, khi di chuyển mẹ bầu nên chú ý đến tư thế và cách di chuyển để giảm áp lực lên vùng lưng và tạo cảm giác thoải mái nhất.
-
Tĩnh mạch giãn và chân phù: Việc tăng cân quá mức sẽ tạo áp lực đáng kể lên cơ thể, đặc biệt là ở khu vực chân và vùng xương chậu. Tình trạng áp lực này có thể làm suy yếu các tĩnh mạch, dẫn đến hiện tượng giãn tĩnh mạch và gây hiện tượng phù chân ở mẹ bầu.
-
Da bắt đầu rạn: Việc căng giãn của da là do sự phát triển của thai nhi nên sẽ dẫn đến các vết rạn da bụng. Do đó, để hạn chế tình trạng rạn mẹ bầu nên dùng kem dưỡng ẩm và giữ cho da luôn mịn màng.
-
Các vấn đề về da: Khi hormones thay đổi sẽ làm cho da của mẹ trở nên sáng hơn hoặc bắt đầu xuất hiện các vết nám. Do đó, các mẹ nên chú trọng chăm sóc kỹ lưỡng và bảo vệ da khỏi các tác động từ ánh nắng mặt trời.
Khi mang thai 22 tuần cơ thể mẹ có nhiều thay đổi
>>> Xem thêm: Thai 25 tuần: Sự phát triển của bé và những thay đổi ở mẹ bầu
Các thay đổi về cảm xúc của mẹ bầu 22 tuần tuổi
Bên cạnh những thay đổi về mặt thể chất thì cảm xúc của mẹ bầu 22 tuần cũng có nhiều biến đổi như:
-
Tâm trạng thay đổi: Hormone khi mang thai có nhiều sự thay đổi, đôi khi làm mẹ vui vẻ hạnh phúc nhưng có lúc trở nên buồn bã bất thường mà không có lý do rõ ràng.
-
Cảm giác hạnh phúc và mong chờ: Trong giai đoạn này, mẹ sẽ có cảm giác hào hứng và mong đợi sự xuất hiện của con khi cảm nhận quá trình chuyển động của con trong bụng mẹ.
-
Cảm giác lo âu và căng thẳng: Những cảm giác lo lắng về việc chăm sóc bé và cơ thể có thể làm mẹ căng thẳng. Do đó, các mẹ nên tham gia các lớp học tiền sản để giúp mẹ tự tin hơn.
-
Kết nối với thai nhi: Khi cảm nhận được các chuyển động của con trong bụng, mẹ sẽ cảm thấy gắn kết với thai nhi hơn. Điều này tạo ra sự liên kết bền chặt giữa mẹ và con.
Cảm xúc của mẹ bầu 22 tuần nhạy cảm
Lời khuyên dành cho mẹ bầu có thai 22 tuần tuổi
Khi mẹ bầu bước sang tuần thứ 22 của thai kỳ, để con luôn khỏe mạnh thì các mẹ bầu nên:
-
Thường xuyên khám thai định kỳ: Việc siêu âm và chẩn đoán dị tật bẩm sinh cho bé đều đặn mỗi tháng sẽ giúp mẹ kịp thời phát hiện ra bất thường của con và khắc phục kịp thời.
-
Kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể: Khi nạp đường trong thời kỳ mang thai 22 tuần tuổi các mẹ nên hạn chế và nhờ bác sĩ tư vấn trước khi dùng. Điều này tránh tình trạng tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến con.
-
Xây dựng lối sống khoa học: Trong quá trình mang thai, bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe mẹ bầu như rau củ, sữa, nước ép,... để tăng cường kháng thể. Đồng thời, duy trì thói quen vận động nhẹ như đi bộ, tập yoga để duy trì sự dẻo dai khi mang thai.
-
Uống nhiều nước: Mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung đủ 1,5 - 2 lít nước để làm tăng hàm lượng nước ối tự nhiên.
-
Ngủ đúng tư thế: Khi ngủ các mẹ nên nằm tư thế nghiêng sang trái để giúp cải thiện tình trạng đau lưng và đi vào giấc ngủ ngon hơn.
-
Giữ tâm trạng vui vẻ: Khi bước sang tuần 22, mẹ nên chuẩn bị một tâm lý thoải mái nhất và không nên căng thẳng hay lo lắng quá mức. Đặc biệt, mẹ nên thường xuyên tương tác nói chuyện với bé hoặc tham gia các khóa học để chuẩn bị tâm lý tốt nhất khi chào đón bé ra đời.
Mẹ bầu 22 tuần cần xây dựng lối sống lành mạnh để có thai kỳ khỏe
>>> Xem thêm: Thai 26 tuần và những điều quan trọng mẹ bầu cần biết
Các câu hỏi thường gặp về thai nhi 22 tuần tuổi
Các mẹ bầu khi mang thai được 22 tuần tuổi thường gặp nhiều vấn đề băn khoăn cần được các chuyên gia giải đáp.
Chiều dài chuẩn xương mũi thai 22 tuần bao nhiêu?
Thông thường, chiều dài xương mũi của thai 22 tuần sẽ nằm ở khoảng 6mm. Tuy nhiên, chiều dài xương sẽ có sự chênh lệch tùy vào sự phát triển khác nhau của thai nhi. Do đó, để đánh giá chính xác nhất, các mẹ nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra kết quả chuẩn.
Biểu hiện sảy thai 22 tuần tuổi
Khả năng sảy thai ở tuần 22 là ít gặp hơn so với các tuần đầu của thai kỳ, nhưng nếu có các dấu hiệu ra máu âm đạo, đau bụng dữ dội, đau lưng dưới kéo dài, giảm hoặc mất các cử động của thai nhi thì bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Thai nhi 22 tuần đạp bụng dưới có sao không?
Thai 22 tuần đạp bụng dưới là hiện tượng bình thường, vì lúc này thai nhi đã đủ mạnh để mẹ cảm nhận rõ ràng những cử động. Tuy nhiên, nếu những cú đạp kèm theo đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo hay các triệu chứng bất thường khác, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra.
Thai nhi 22 tuần tuổi mẹ tăng bao nhiêu kg?
Mang thai ở tuần thứ 22, cân nặng của mẹ bầu thường sẽ tăng từ 5 - 7.5kg nhưng mức cân nặng này có thể thay đổi chênh lệch tùy thuộc vào tình trạng cân nặng trước khi mang thai của mỗi người. Đối với những mẹ có cân nặng cao trước khi mang thai, mức cân nặng nên tăng chỉ nên dao động ở mức 4 - 11kg. Để thai nhi phát triển tốt nhất thì các mẹ nên theo dõi quá trình tăng cân của mình trong suốt thai kỳ.
Thai nhi 22 tuần tuổi đã biết trai hay gái chưa?
Thông thường, từ tuần 18 đến 22 của thai kỳ là bạn có thể xác định được giới tính qua siêu âm. Tuy nhiên, độ chính xác của việc xác định giới tính ở giai đoạn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm kỹ thuật siêu âm, vị trí của thai nhi và kinh nghiệm của bác sĩ.
Mang thai 22 tuần trở đi đã biết được giới tính của con
Mẹ bầu tăng cân quá nhanh khi mang thai có sao không?
Tăng cân trong thai kỳ là điều hoàn toàn bình thường, tuy nhiên, tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm đều không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, các mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp, giúp kiểm soát cân nặng trong phạm vi an toàn.
Thai 22 tuần là giai đoạn quan trọng đòi hỏi mẹ bầu cần chăm sóc sức khỏe cẩn thận. Bạn nên thường xuyên theo dõi các dấu hiệu của bản thân và bé yêu để có cách khắc phục kịp thời. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ bầu chuẩn bị sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ.
Nếu các mẹ đang tìm kiếm địa chỉ thăm khám uy tín, đạt chuẩn y khoa. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với phòng khám Sài Gòn Medik để được đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao tận tâm thăm khám, tư vấn và giải đáp các thắc mắc giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
>>> Bạn có thể xem thêm: Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu chắc chắn phải biết
Bình luận bài viết