Khi thai 16 tuần, mẹ bầu sẽ nhận thấy nhiều thay đổi rõ rệt của bé yêu và cơ thể mình. Lúc này, thai nhi đã phát triển cả về cân nặng và kích thước, cơ thể người mẹ xuất hiện triệu chứng như táo bón, đau lưng,... Vậy mẹ bầu cần lưu ý gì để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc liên quan đến tuần thứ 16 của thai kỳ trong bài viết dưới đây.
Thai 16 tuần phát triển như thế nào?
Vậy thai nhi 16 tuần tuổi phát triển như thế nào? Ở tuần thứ 16 của thai kỳ, em bé đã có nhiều phát triển cả về ngoại hình lẫn các cơ quan bên trong.
Phát triển về kích thước và cân nặng
Thai nhi khỏe mạnh vào tuần thai thứ 16 sẽ nặng khoảng 113 – 181g, chiều dài từ đầu đến mông khoảng 11.6cm. Tức là em bé sẽ có kích thước bằng 1 quả bơ, chu vi vòng bụng của mẹ dao động từ 89 – 118mm.
Cử động khuôn mặt
Trong giai đoạn này, em bé đã có thể giữ thẳng đầu, mắt và tai của bé đang di chuyển gần đến vị trí chính xác của chúng. Bé cũng đã có thể nheo mắt, cau mày và xuất hiện nhiều biểu cảm hơn. Thai nhi 16 tuần tuổi bắt đầu mọc tóc, lông mi và lông mày. Tuy nhiên, làn da của bé vẫn có dạng trong suốt, có thể thấy được hệ thống mạch máu nhạt màu dưới da.
Sự phát triển của các cơ quan khác
Tim của bé 16 tuần tuổi đang bơm khoảng 25 lít máu mỗi ngày và đập từ 150 đến 180 lần mỗi phút. Ngoài ra, chức năng tiết niệu và tuần hoàn đang dần hoàn thiện. Gan và tuyến tụy của em bé cũng bắt đầu sản xuất các chất tiết, khung xương cứng hơn, các mô phổi phát triển nhiều hơn. Thậm chí, có một số bé đã bắt đầu phát triển cả móng chân.
Khi đến 16 tuần, tai của bé vẫn tiếp tục hoàn thiện, bé đã có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài. Ngoài ra, nụ vị giác đã bắt đầu phát triển, bé sẽ cảm nhận được hương vị của nước ối.
Thai 16 tuần phát triển như thế nào?
Thay đổi ở cơ thể người mẹ khi mang thai 16 tuần
Do hormone và máu điều tiết nhanh hơn, mẹ bầu sẽ có những thay đổi đáng mừng: Da đẹp hơn, tóc dày hơn. Tuy nhiên, cơ thể người mẹ cũng xuất hiện những dấu hiệu của tam cá nguyệt thứ 2 như:
-
Đau lưng: Khi tử cung mở rộng, các cơ bụng yếu đi và áp lực dồn lên lưng dưới gây đau lưng. Ngoài ra, thay đổi về hormone cũng làm lỏng khớp và giãn các dây chằng gắn xương chậu với cột sống.
-
Ngực lớn hơn: Mẹ bầu sẽ thấy nhiều thay đổi như đau núm vú, ngực nhạy cảm, tĩnh mạch nổi rõ hoặc có các cục u ở quầng vú. Tuy nhiên, những cục u chứa nang sữa (galactoceles) và đa số đều là u lành tính.
-
Táo bón: Tử cung đè lên ruột sẽ làm nhu động ruột kém đi, dẫn đến hiện tượng táo bón. Ngoài ra, nhiều trường hợp hormone progesterone phát triển mạnh, mẹ bầu sẽ cảm thấy đầy hơi, chướng bụng. Bởi vì progesterone giúp các cơ quan thư giãn nên quá trình tiêu hóa chậm hơn bình thường.
-
Hay quên: Nhiều mẹ bầu cũng sẽ xuất hiện triệu chứng “não thai kỳ” đãng trí và khó tập trung.
-
Khó thở: Mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở vì thay đổi nội tiết tố, hormone thai kỳ làm tăng nhịp thở. Ngoài ra, các hormone cũng làm cho các mao mạch trong hệ hô hấp sưng phồng, khiến thai phụ thấy khó thở dù không vận động nặng.
-
Tăng tiết dịch âm đạo: Khi mang thai, hormone làm tăng lượng dịch tiết âm đạo để bảo vệ ống sinh sản. Đây là hiện tượng bình thường, vậy nên mẹ bầu không nên dùng khăn lau liên tục hoặc thụt rửa sâu.
-
Suy tĩnh mạch chân: Khi mang thai, cân nặng của người mẹ tăng đột ngột, tải trọng ở hệ tuần hoàn cũng bị tăng đột ngột. Đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng suy tĩnh mạch chân, vậy nên bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu duy trì mức tăng cân hợp lý.
Thay đổi ở cơ thể người mẹ
Mẹ bầu cần làm gì ở tuần thứ 16 thai kỳ?
Khi thai 16 tuần, cả mẹ bầu và bé đều có những thay đổi đáng kể. Chính vì vậy, mẹ nên chú trọng hơn về chế độ ăn uống, tập luyện. Dưới đây là những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu được các chuyên gia gợi ý.
Bổ sung dinh dưỡng
Trong suốt quá trình mang thai, sắt là chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết nhất. Vậy nên, mẹ bầu vẫn cần bổ sung sắt và các chất dinh dưỡng khác như:
-
Canxi: Giúp bé phát triển hệ xương, mẹ bầu có thể bổ sung từ sữa, sữa chua hoặc các loại rau xanh.
-
Vitamin: Mẹ bầu nên bổ sung các loại Vitamin, đặc biệt là Vitamin A từ hoa quả hoặc các thực phẩm bổ sung.
-
Chất xơ: Để ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ khi mang thai, bạn nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước.
Hoạt động nhẹ nhàng
Khi thai 16 tuần, bụng của chị em cũng đã rõ, vậy nên không thể tập các bài thể dục nặng. Các chuyên gia khuyến nghị, mọi người nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc bơi lội. Các hoạt động nguy hiểm như lặn biển, trượt ván, cưỡi ngựa, trò chơi mạo hiểm,... đều bị cấm.
Khám thai và thực hiện xét nghiệm cần thiết
Mọi người vẫn nên giữ thói quen khám thai thường xuyên để biết được sự phát triển của trẻ. Mẹ bầu có thể thăm khám thai tại Phòng khám Đa khoa Cao cấp Sài Gòn Medik. Phòng khám có cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp và thân thiện. Phòng khám sẽ đồng hành cùng mẹ bầu, giúp mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
Mẹ bầu nên khám thai thường xuyên ở các địa chỉ uy tín
Ngoài ra, trong tuần thứ 16, thai phụ nên làm các xét nghiệm sàng lọc như:
-
Tầm soát dị tật thai nhi.
-
Tầm soát tiểu đường thai kỳ để tránh biến chứng cho thai phụ và em bé.
Giải đáp thắc mắc thường gặp về thai 16 tuần
Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến giai đoạn thai kỳ 16 tuần, hãy theo dõi giải đáp trong nội dung sau.
Thai 16 tuần là mấy tháng?
Thai 16 tuần tương đương với 4 tháng, tức là giai đoạn giữa tam cá nguyệt thứ hai.
Thai 16 tuần nặng bao nhiêu?
Thai nhi 16 tuần có cân nặng trung bình khoảng 113 – 181g, kích thước tương đương với 1 trái bơ.
Thai 16 tuần bụng to chưa?
Ở tuần thứ 16, bụng của mẹ bầu đã bắt đầu lộ rõ hơn, nhất là những người mang thai lần đầu.
Thai 16 tuần đã máy chưa?
Một số mẹ bầu đã cảm nhận được thai máy nhưng rất nhẹ nhàng, đặc biệt là những mẹ bầu mang thai lần 2. Nếu chưa cảm nhận được, mẹ đừng lo lắng vì đa số mọi người sẽ cảm nhận thai máy rõ ràng hơn từ tuần thứ 18 đến 22.
Thai 16 tuần nên bổ sung gì?
Mẹ bầu nên tiếp tục bổ sung đầy đủ dưỡng chất quan trọng như Canxi, Sắt, Vitamin A và các loại DHA, Omega-3,...
Thai 16 tuần biết trai hay gái chưa?
Ở tuần 16, bộ phận sinh dục thai nhi đã phát triển đầy đủ và có thể nhận biết giới tính qua siêu âm. Tuy nhiên, độ chính xác sẽ phụ thuộc vào tư thế của bé trong bụng mẹ.
Qua bài viết trên, mẹ bầu đã tìm hiểu về sự phát triển của bé trong kỳ thai 16 tuần và những lưu ý quan trọng. Nếu còn thắc mắc, bạn hãy liên hệ với các bác sĩ tại Sài Gòn Medik qua số 19005175 để được tư vấn nhé!
Bình luận bài viết