Thai 27 tuần là dấu mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển tiếp sang tam cá nguyệt thứ ba với nhiều thay đổi rõ rệt ở cả mẹ và bé. Lúc này, thai nhi 27 tuần phát triển rất nhanh, khiến mẹ bầu dễ cảm thấy đói và thèm ăn hơn. Vậy thai 27 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn, em bé 27 tuần trong bụng mẹ phát triển như thế nào, mẹ cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây!
Thai 27 tuần phát triển như thế nào?
Thai 27 tuần đánh dấu sự phát triển vượt bậc về cả thể chất và nhận thức của bé yêu trong bụng mẹ. Lúc này, não bộ của con đã hình thành thêm nhiều nếp gấp và rãnh sâu, tạo nền tảng vững chắc để hệ thần kinh hoạt động hiệu quả. Đây cũng là giai đoạn bé bắt đầu biết nằm mơ, đồng thời hình thành chu kỳ thức - ngủ rõ rệt. Vì thế, mẹ dễ dàng nhận ra thời điểm bé ngủ hoặc thức thông qua những chuyển động đều đặn trong bụng mình.
Song song đó, mắt của thai nhi 27 tuần tuổi cũng bắt đầu mở rõ ràng hơn nhờ võng mạc phát triển, giúp bé phân biệt được ánh sáng và bóng tối bên ngoài tử cung. Tai bé lúc này đã hoàn thiện và rất nhạy bén, có thể nghe, phân biệt âm thanh từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là giọng nói thân quen của bố mẹ, thể hiện qua các phản ứng như đạp hoặc xoay người.
Làn da của thai nhi tuần 27 lúc này cũng thay đổi đáng kể, không còn mỏng manh như trước mà trở nên hồng hào hơn, mặc dù vẫn còn hơi nhăn nheo. Toàn bộ cơ thể bé được bao phủ bởi lớp sáp vernix, giúp bé luôn được giữ ấm và duy trì độ ẩm cần thiết trong môi trường nước ối. Các cơ bắp phát triển mạnh hơn giúp bé cử động linh hoạt, tạo ra những chuyển động mạnh mẽ và dứt khoát như đạp, xoay người hay vươn vai đầy đáng yêu.
Tai thai nhi 27 tuần tuổi đã phát triển hoàn thiện
>>> Xem thêm: Thai 32 tuần: Thay đổi của bé và chế độ dinh dưỡng cho mẹ
Hình ảnh thai nhi 27 tuần tuổi qua siêu âm
Siêu âm thai 27 tuần giúp mẹ bầu nhìn rõ hơn những chuyển động và biểu cảm đáng yêu của con trong bụng. Hơn nữa, nhờ hình ảnh thai nhi 27 tuần tuổi qua siêu âm, bác sĩ có thể đánh giá được sự phát triển toàn diện của bé bằng các chỉ số quan trọng như:
-
Chu vi vòng đầu (HC): dao động từ 241 – 280 mm.
-
Chu vi vòng bụng (AC): đạt khoảng 205 – 273mm.
-
Chiều dài xương đùi (FL): thường ở mức 46 – 59mm.
-
Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): thường từ 62 – 77 mm.
Hình ảnh thai nhi 27 tuần tuổi qua siêu âm 4D
>>> Xem thêm: Thai 29 tuần là mấy tháng? Những lời khuyên hữu ích cho mẹ bầu
Những thay đổi ở mẹ bầu khi bước vào thai kỳ tuần 27
Thai nhi 27 28 tuần tuổi đã bước vào những tháng cuối của thai kỳ. Do đó, cơ thể mẹ bầu lúc này sẽ có những thay đổi mạnh mẽ về cả thể chất lẫn tinh thần.
Về thể chất
Cơ thể mẹ bầu ở thai kỳ tuần 27 thường có những vấn đề như:
-
Vòng bụng lớn hơn: Thai nhi 27 tuần tuổi phát triển nhanh, tử cung mở rộng khiến bụng mẹ ngày càng to rõ rệt, ảnh hưởng đến cân bằng cơ thể và dáng đi của mẹ.
-
Sưng phù nhẹ: Cơ thể mẹ bầu tăng lượng máu và chất lỏng, dễ dẫn đến tình trạng sưng phù nhẹ ở tay, chân hoặc mắt cá chân, đặc biệt vào buổi chiều tối. Đây là hiện tượng bình thường nhưng mẹ cần nghỉ ngơi hợp lý để giảm phù nề.
-
Đau lưng và mỏi chân: Thai 27 tuần tuổi phát triển nhanh khiến trọng tâm cơ thể mẹ thay đổi, áp lực lên vùng lưng, chân tăng lên, gây đau nhức nhẹ. Các mẹ nên dành thời gian thư giãn, tập thể dục nhẹ nhàng để giảm cảm giác đau mỏi.
-
Thay đổi ở làn da: Do nội tiết tố thay đổi, da mẹ có thể trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị nám, nổi mụn hay xuất hiện các vết rạn trên bụng, ngực và đùi. Hầu hết các vấn đề này sẽ cải thiện sau sinh nên mẹ đừng quá lo lắng.
-
Ngực phát triển hơn: Ngực tiếp tục lớn lên, căng tức do tuyến sữa đang phát triển để chuẩn bị nuôi con sau khi sinh. Mẹ có thể nhận thấy đầu ngực hơi sậm màu và các tuyến sữa phát triển rõ ràng hơn.
-
Khó thở nhẹ: Tử cung lớn dần sẽ gây áp lực lên cơ hoành, làm mẹ cảm giác khó hít thở sâu hoặc hơi ngột ngạt khi vận động mạnh. Biểu hiện này khá thường gặp, mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng và nghỉ ngơi nhiều hơn.
Ngực mẹ bầu 27 tuần tuổi thường có dấu hiệu căng tức do tuyến sữa phát triển
Về tinh thần
Bên cạnh những thay đổi về thể chất, thai kỳ tuần 27 cũng tác động mạnh mẽ đến tâm lý mẹ bầu. Cụ thể:
-
Lo lắng về nguy cơ sinh non: Nếu từng gặp dấu hiệu dọa sinh non trước đó, mẹ thường sẽ cảm thấy bất an, lo lắng không ngừng. Thay vì thế, mẹ nên giữ tinh thần thư giãn, lạc quan và cẩn thận hơn trong từng hoạt động, vì đó mới là điều quan trọng góp phần tạo nên môi trường tốt nhất để bé khỏe mạnh chào đời.
-
Nhạy cảm với ngoại hình: Cơ thể thay đổi nhanh chóng ở giai đoạn thai 27 tuần có thể khiến mẹ bầu tự ti hơn cả. Dù vậy, vẻ đẹp khi mang thai là điều không phải ai cũng có được. Thay vì tự ti, mẹ hãy tự hào về hành trình tuyệt vời mà cơ thể mình đang trải qua.
-
Tâm trạng thất thường: Hormone thai kỳ có thể khiến cảm xúc của mẹ thay đổi mạnh mẽ, dễ vui buồn bất chợt. Đây là dấu hiệu bình thường, mẹ không cần lo lắng và hãy trò chuyện nhiều hơn với mọi người xung quanh để giữ cho tâm trạng ổn định nhất.
Mẹ bầu thường mang tâm trạng thất thường khi bước sang tuần 27
>>> Bạn có thể xem thêm: Thai nhi tuần 28: Tâm lý mẹ bầu và sự phát triển của bé yêu
Các triệu chứng mẹ bầu nên lưu ý khi thai 27 tuần
Ngoài những thay đổi tự nhiên mà hầu hết phụ nữ mang thai 27 tuần nào cũng gặp, mẹ bầu cũng cần chú ý đến một số triệu chứng nguy hiểm sau:
Dấu hiệu chuyển dạ, sinh non
Mặc dù nguy cơ sinh non ở thai 27 tuần không quá cao, mẹ bầu vẫn cần theo dõi sát sao những dấu hiệu bất thường dưới đây để kịp thời đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
-
Đau bụng dưới thường xuyên như kỳ kinh nguyệt, có thể kèm tiêu chảy, buồn nôn.
-
Cơn co thắt liên tục khoảng 10 phút/lần, không giảm dù thay đổi tư thế.
-
Đau lưng dưới dai dẳng hoặc cơn đau trở nên khác thường.
-
Dịch âm đạo thay đổi, trở nên loãng như nước, màu hồng nhạt hoặc có vệt máu.
-
Cảm giác bị áp lực lên vùng chậu, háng, đùi kèm cảm giác nặng nề.
-
Âm đạo rỉ nước nhỏ giọt hoặc chảy thành dòng.
Hội chứng RLS – chân không yên
Giai đoạn thai nhi 27 tuần, mẹ bầu có thể cảm thấy ngứa ran, bồn chồn ở chân, đặc biệt vào ban đêm. Đây là hội chứng chân không yên (RLS), thường liên quan đến thiếu sắt, thay đổi hormone hoặc nhạy cảm với thực phẩm. Dù không nguy hiểm, nhưng tình trạng này ảnh hưởng đến giấc ngủ, mẹ nên theo dõi và tham khảo bác sĩ nếu kéo dài.
Hội chứng RLS ở mẹ bầu mang thai 27 tuần thường liên quan đến vấn đề thiếu sắt
Chóng mặt, ngất bất chợt
Mẹ bầu 27 tuần cũng có thể bị chóng mặt hoặc ngất do huyết áp tụt, thiếu máu, đường huyết thấp hoặc lưu lượng máu thay đổi. Nếu cảm thấy choáng váng, mẹ nên nằm xuống, nâng cao chân để máu lưu thông tốt hơn. Trong trường hợp nặng hơn như ngất xỉu, cần đi khám ngay để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Lời khuyên cho mẹ bầu khi thai nhi 27 tuần tuổi
Thai 27 tuần bắt đầu bước vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ cần chú trọng chăm sóc sức khỏe thật tốt để tạo điều kiện phát triển toàn diện cho con yêu. Để làm được điều đó, mẹ cần lưu tâm đến những vấn đề sau:
-
Thăm khám thai định kỳ: Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm và kiểm tra định kỳ theo chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
-
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là sắt, canxi, vitamin, đồng thời tránh thực phẩm không tốt cho thai kỳ.
-
Tránh những tác nhân gây hại: Hạn chế rượu bia, thuốc lá và tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại để bảo vệ bé yêu.
-
Nghỉ ngơi đầy đủ: Dành nhiều thời gian thư giãn, ngủ đủ giấc để cơ thể phục hồi năng lượng, giúp thai nhi phát triển tốt hơn.
-
Vận động nhẹ nhàng: Những bài tập đơn giản như đi bộ, yoga bầu không chỉ giúp mẹ cảm thấy thoải mái mà còn hỗ trợ quá trình sinh nở dễ dàng.
-
Chú ý đến những dấu hiệu bất thường: Nếu mẹ cảm thấy đau bụng, chảy máu hay tim đập nhanh, hãy đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra.
-
Chuẩn bị cho ngày sinh: Mẹ có thể tham gia lớp tiền sản để hiểu rõ hơn về quá trình sinh nở, giúp bản thân tự tin hơn khi đón bé chào đời.
-
Tạo kết nối với con: Trò chuyện, nghe nhạc và vuốt ve bụng không chỉ giúp bé phát triển trí não mà còn tạo sợi dây gắn kết yêu thương giữa bố mẹ và con.
Trò chuyện với thai nhi tuần 27 giúp tăng gắn kết giữa mẹ và bé
>>> Xem thêm: Lịch khám thai 3 tháng cuối. Mẹ bầu cần lưu ý!
Những câu hỏi thường gặp của mẹ bầu thai 27 tuần
27 tuần là giai đoạn nhạy cảm đối với nhiều mẹ bầu, không chỉ lo lắng về quá trình phát triển của con mà còn gặp nhiều băn khoăn về những vấn đề như:
Thai 27 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
“Bầu 27 tuần em bé nặng bao nhiêu?” luôn là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Thông thường, cân nặng thai nhi 27 tuần đạt chuẩn sẽ ở mức từ 900 – 1.000g với chiều dài khoảng 36,6cm, tương đương một bông cải trắng. Tuy nhiên, mỗi bé có tốc độ phát triển riêng, nên số cân nặng có thể chênh lệch đôi chút.
Thai nhi 27 tuần tuổi quay đầu có sao không?
Thai nhi quay đầu sớm ở thai kỳ tuần 27 là hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Lúc này, tử cung vẫn đủ không gian để bé di chuyển và thay đổi tư thế nhiều lần trước khi ổn định vị trí thuận lợi cho sinh nở, nên mẹ không cần lo lắng.
Thai nhi 27 tuần quay đầu là hoàn toàn bình thường
Thai nhi 27 tuần tuổi đạp như thế nào?
Ở thai 27 tuần, mẹ sẽ cảm nhận rõ rệt các cử động mạnh mẽ của bé, từ những cú đạp, đấm nhẹ đến xoay người, duỗi chân tay. Bé có thể thay đổi tư thế, cuộn tròn hay vươn vai, đặc biệt hoạt động nhiều hơn vào buổi chiều, tối.
Thai 27 tuần là giai đoạn quan trọng khi bé yêu phát triển mạnh mẽ và mẹ bầu cũng trải qua nhiều thay đổi về thể chất lẫn tinh thần. Đây là thời điểm mẹ cần quan tâm hơn đến sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và theo dõi các dấu hiệu bất thường để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất.
Nếu mẹ còn lo lắng về các vấn đề như cân nặng thai nhi 27 tuần, tần suất bé đạp, hay muốn kiểm tra hình ảnh thai nhi 27 tuần tuổi qua siêu âm, đừng ngần ngại liên hệ Phòng Khám Đa Khoa Công Nghệ Cao Sài Gòn Medik. Với đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, chúng tôi sẽ giúp mẹ an tâm, chuẩn bị tốt nhất để đón bé yêu chào đời khỏe mạnh!
>>> Bạn có thể xem thêm: Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu chắc chắn phải biết
Bình luận bài viết