Thai 32 tuần là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ về cân nặng và chiều dài, các cơ quan dần hoàn thiện để chuẩn bị cho hành trình chào đời sắp tới. Bài viết này sẽ tổng hợp những thông tin hữu ích về sự phát triển của thai 32 tuần, thay đổi của mẹ bầu, chế độ dinh dưỡng cần thiết, cũng như những lưu ý quan trọng để mẹ có thể đón chờ ngày con chào đời một cách an toàn và trọn vẹn.
Thai 32 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Thai 32 tuần là thời điểm mà con tiếp tục phát triển hoàn thiện và đây là giai đoạn mà con tập thở. Mẹ sẽ dễ dàng thấy nhịp hô hấp của thai nhi qua quan sát nhịp lên xuống ở bụng. Dưới đây là một số sự phát triển của thai nhi 32 tuần tuổi:
-
Móng chân và móng tay đã bắt đầu mọc lên, tóc thật đã xuất hiện và có thể nhìn thấy qua siêu âm.
-
Lớp lông mềm mịn bao phủ làn da của con bắt đầu rụng ở tuần thứ 32 của thai kỳ.
-
Cân nặng thai nhi tuần 32 rơi vào khoảng 1755 gram, chiều dài tính từ phần đầu đến mông dao động khoảng 16.9 inch (430mm). Mỗi tuần trọng lượng của mẹ tăng lên bao nhiêu thì phân nửa số đó sẽ được chuyển sang cho em bé.
-
Thai nhi tuần thứ 32 đã có thể làm hành động nhắm mở mắt, nheo mắt, nhấp nháy. Khi có ánh sáng xuyên qua bụng mẹ bé có thể tự tránh đi, nhắm mắt, đồng tử điều tiết để hạn chế ánh sáng chiếu nhiều vào mắt của con.
Hình ảnh thai nhi 32 tuần phát triển trong bụng mẹ
>>> Bạn có thể xem thêm: Thai tuần 37: Sự phát triển của con yêu và lưu ý mẹ cần biết
Cơ thể mẹ bầu thay đổi ở tuần thai thứ 32
Không chỉ có em bé 32 tuần tuổi trong bụng phát triển mà cơ thể thai phụ cũng có nhiều thay đổi như sau:
-
Di chuyển nặng nề hơn: Em bé 32 tuần tuổi trong bụng mẹ có kích thước lớn hơn và chiếm nhiều diện tích. Điều này làm bụng mẹ to hơn gây nhiều khó khăn trong việc di chuyển, sinh hoạt và làm việc.
-
Đau nhức: Những vị trí như cổ tay, bàn tay, bàn chân và nhiều chỗ khác trên cơ thể mẹ bầu đều cảm thấy tê và nhức mỏi nhiều hơn.
-
Khó thở: Khi thai nhi phát triển lớn hơn đè lên dạ dày của mẹ khiến cơ hoành và phổi bị chèn ép, làm cho mẹ bầu có cảm giác khó thở.
-
Tiết dịch âm đạo: Thời kỳ 32 tuần tuổi, âm đạo mẹ bầu tiết nhiều dịch hơn nên các mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Nếu trường hợp vùng kín bị ngứa hoặc có mùi hôi thì bạn nên tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra và thăm khám để có cách khắc phục kịp thời.
-
Dễ bị thiếu chất: Mẹ bầu 32 tuần tuổi dễ bị thiếu máu hoặc thiếu chất dinh dưỡng nếu không bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết.
-
Táo bón: Tử cung khi thai 32 tuần tuổi đang phát triển gây chèn ép hệ tiêu hóa, nhu động ruột hoạt động chậm lại khiến mẹ bầu dễ bị táo bón.
-
Ngứa da: Khi tử cung to ra sẽ làm cho da bụng bị giãn căng ra gây cảm giác khô, ngứa và rạn da, đặc biệt là những vùng da nhạy cảm như bụng, hông, đùi.
Mang thai tuần thứ 32 da bụng của mẹ sẽ ngứa nhiều hơn
Chế độ dinh dưỡng nên bổ sung cho thai nhi 32 tuần
Giai đoạn 32 tuần tuổi là lúc mà con phát triển rất nhanh, do đó chế độ dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm lành mạnh trong giai đoạn này rất quan trọng. Dưới đây là những thành phần dinh dưỡng mẹ bầu nên bổ sung:
-
Chất đạm: Đây là một trong 3 dưỡng chất cần thiết giúp bé tăng cân nhanh chóng, có thể tăng đến 200 gam mỗi tuần. Mẹ có thể bổ sung nguồn đạm qua các thực phẩm như cá, trứng, sữa, đậu, quả hạch,...
-
Chất béo: Mẹ bầu nên tập trung bổ sung các loại axit béo tốt cho thai nhi như omega 3 trong cá hồi, cá thu giúp não bộ bé phát triển thông minh hơn.
-
Chất xơ: Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường xuyên bị táo bón nên việc bổ sung chất xơ trong rau củ, gạo lứt, bông cải xanh, các loại đậu,.. sẽ giúp cải thiện tình trạng này.
-
Vitamin C: Trong chế độ dinh dưỡng cho thai nhi 32 tuần tuổi, vitamin C là hoạt chất không thể thiếu. Mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung khoảng 75mg vitamin C từ các loại quả như cam, chanh, bưởi,...
-
Sắt: Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu không bổ sung đủ sắt sẽ làm tăng khả năng sinh non cao. Do đó, để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh sản phụ nên bổ sung sắt thông qua việc ăn nhiều thực phẩm như rau muống, tim, gan, thịt nạc,...
-
Canxi: Bổ sung canxi đầy đủ để giúp xương con hoàn thiện và ngăn ngừa các bệnh về xương khớp hiệu quả. Thông thường, canxi thường có trong hải sản, sữa chua, phô mai, sữa,…
-
Uống nhiều nước: Mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung từ 1,5 - 2 lít nước để cơ thể cung cấp đủ độ ẩm cần thiết.
Mẹ bầu nên bổ sung đủ nước mỗi ngày
Khám thai tuần thứ 32 gồm những gì?
Khám thai tuần thứ 32, đây là thời gian bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ đến khám thai mỗi tuần để theo dõi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Bác sĩ sẽ thực hiện:
-
Đo lường cân nặng và kiểm tra huyết áp của mẹ.
-
Tiến hành đo lượng đạm và đường trong nước tiểu của mẹ.
-
Đo nhịp tim của thai nhi bằng cách siêu âm thường hoặc siêu âm doppler.
-
Kiểm tra tình trạng giãn tĩnh mạch chân, hiện tượng phù tay, chân ở mẹ bầu.
-
Thăm hỏi các triệu chứng mẹ đã trải qua và đưa ra cách khắc phục kịp thời nhất.
>>> Xem thêm: Chỉ số thai nhi 34 tuần. Mẹ cần chuẩn bị gì cho hành trình vượt cạn
Lưu ý mẹ cần biết khi mang thai tuần 32
Giai đoạn 32 tuần tuổi là thời điểm mà cơ thể của bé đã phát triển khá toàn diện. Tuy nhiên, lúc này khả năng sinh non vẫn có thể xảy ra. Dưới đây là các dấu hiệu dự báo sinh non các mẹ cần lưu ý:
-
Tử cung xuất hiện các cơn co không gây đau nhưng có cảm giác bị buộc chặt vào vùng bụng.
-
Những cơn co thắt kèm theo đau lưng và cơ thể bắt đầu nặng nề hơn ở vùng xương chậu, đùi dưới.
-
Dịch tiết âm đạo có màu hồng, chất lỏng rỉ từ âm đạo hoặc tiết dịch đặc có máu.
>>> Xem thêm: Cẩm nang cho mẹ bầu 35 tuần giai đoạn cuối thai kỳ
Các câu hỏi thường gặp khi mang thai 32 tuần tuổi
Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 32 tuần tuổi mà nhiều mẹ bầu băn khoăn như sau:
Thai 32 tuần đã quay đầu chưa?
Thông thường, từ tuần 34 đến 38, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu xuống, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng quay đầu đúng thời điểm này. Một số bé có thể vẫn ở tư thế ngôi mông hoặc ngôi ngang. Việc thai nhi đã quay đầu hay chưa sẻ được bác sĩ xác định chính xác qua khám thai và siêu âm.
Thai 32 tuần nhịp tim bao nhiêu?
Nhịp tim bình thường của thai nhi ở tuần 32 dao động trong khoảng 120-160 nhịp/phút. Nhịp tim thai nhi sẽ được bác sĩ theo dõi kỹ lưỡng trong mỗi lần khám thai. Sự thay đổi bất thường về nhịp tim có thể báo hiệu một số vấn đề cần được xử lý kịp thời.
Nhịp tim của bé yêu tuần 32 dao động 120-160 nhịp/phút
Thai nhi 32 tuần đạp như thế nào?
Các cử động của thai nhi ở tuần 32 sẽ ít mạnh mẽ hơn so với trước đây do không gian trong tử cung đã chật hơn. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể cảm nhận được những cú đạp, xoay người nhẹ nhàng của bé. Nếu mẹ nhận thấy sự thay đổi đáng kể về tần suất hoặc cường độ thai máy, nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn.
32 tuần là mấy tháng?
Thai kỳ 32 tuần là bé yêu đã được 7 tháng rưỡi hoặc gần 8 tháng. Đây là thời gian gần cuối trong hành trình mang thai, các mẹ cần chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt để chào đón con ra đời.
Thai 32 tuần là những tuần gần cuối trong hành trình mang thai, đòi hỏi mẹ bầu cần chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nên chủ động khám thai định kỳ, tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và giữ tinh thần thoải mái. Liên hệ ngay với phòng khám Sài Gòn Medik qua hotline 19005175 để được tư vấn và thăm khám bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
>>> Bạn có thể xem thêm:
- Thai 36 tuần: Những điều mẹ cần biết ở tháng cuối thai kỳ
- Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu chắc chắn phải biết
Bình luận bài viết