Thai 24 tuần là thời điểm con đang dần phát triển hoàn thiện và cơ thể của sản phụ cũng có sự thay đổi rõ rệt hơn. Theo đó, việc nắm rõ các thông tin về sự phát triển của con, giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt hơn cho các giai đoạn gần cuối thai kỳ. Cùng phòng khám Sài Gòn Medik tìm hiểu sự thay đổi của con và những lời khuyên thiết thực để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Thai 24 tuần phát triển như thế nào?
Mang thai tuần thứ 24, đây lúc mà con có nhiều sự thay đổi hơn so với những tuần trước đó. Cụ thể:
Thai 24 tuần nặng bao nhiêu là đạt chuẩn?
Thông thường, cân nặng thai nhi 24 tuần được ví như một quả bưởi cỡ vừa và cân nặng tiêu chuẩn dao động khoảng 600gr. Giai đoạn này con không tăng cân nhiều, vì lớp mỡ dưới da chưa phát triển hoàn thiện.
Theo các chuyên gia sản khoa ước tính, cân nặng của bé mỗi tuần sẽ tăng lên khoảng 160 gram. Hầu hết, trọng lượng của thai nhi nhờ vào sự tăng trưởng của các cơ quan như xương, cơ và hàm lượng mỡ được tích tụ của trẻ.
>>> Xem thêm: Cân nặng thai 25 tuần và những thay đổi ở mẹ bầu
Khuôn mặt thai nhi 24 tuần
Khuôn mặt của thai nhi khi được 24 tuần tuổi còn khá nhỏ và chưa được tạo hình hoàn chỉnh. Các bộ phận trên mặt như lông mi, lông mày và tóc của bé chỉ có màu trắng và chưa hình thành sắc tố.
Thính giác thai nhi 24 tuần
Giai đoạn 24 tuần tuổi là lúc mà tai trong đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Do đó, thai nhi lúc này có thể cảm nhận được hết các âm thanh như không khí thở ra từ phổi, tiếng ọc ọc từ dạ dày, ruột, giọng nói của bố mẹ, âm nhạc khi mẹ áp sát tiếng nhạc vào bụng.
Thính giác của thai nhi 24 tuần tuổi bắt đầu nhạy bén hơn
Hệ hô hấp thai nhi 24 tuần tuổi
Hệ hô hấp của thai nhi 24 tuần tuổi chưa thực hiện được các hoạt động trao đổi khí, bé chỉ nhận oxy và thải ra khí CO2 nhờ sự trao đổi qua bánh nhau. Ngoài ra, phổi của bé trong giai đoạn này đã sản xuất được chất hoạt động bề mặt, giúp giữ các túi khí trong phổi không bị xẹp và gắn dính với nhau khi thở ra.
Não bộ của thai nhi 24 tuần tuổi
Giai đoạn 24 tuần tuổi là lúc mà thai nhi bắt đầu có dấu hiệu phát triển nhanh chóng, đây là lúc mà các nổn liên kết với nhau tạo nên mạng lưới phức tạp của hệ thống thần kinh.
Hệ tiêu hóa của thai 24 tuần
Hệ tiêu hóa của thai 24 tuần tuổi đang trong quá trình hoạt động và phát triển. Đối với các cơ quan tiêu hóa như dạ dày và ruột dần hoàn thiện để chuẩn bị cho việc tiêu hóa thức ăn sau khi bé ra đời.
Cơ thể mẹ bầu có những thay đổi gì khi thai 24 tuần tuổi?
Khi mang thai tuần thứ 24, vùng da bụng và ngực bị kéo căng gây cảm giác ngứa ngáy và khô, nếu trường hợp quá ngứa hoặc khô da nhiều thì mẹ bầu có thể sử dụng các dòng kem dưỡng ẩm lành tính để làm dịu. Ngoài ra, da vùng mắt trong thời kỳ này cũng nhạy cảm và khô hơn, do vậy sản phụ nên dùng nước rửa mắt để giữ ẩm cho mắt.
Khi thai được 24 tuần tuổi, sản phụ bắt đầu xuất hiện chứng co thắt Braxton Hicks nhiều hơn bình thường. Những cơn co thắt này sẽ làm cho tử cung co cứng lại bất ngờ. Sản phụ sẽ cảm thấy đau và bị co thắt nhiều sau mỗi lần cuối người xuống, đứng thẳng lên, sau quan hệ tình dục và khi leo cầu thang.
Ngoài ra, hệ thống đường tiêu hóa của mẹ bầu cũng có nhiều sự thay đổi. Đặc biệt, chứng táo bón là hiện tượng thường xuyên xảy ra và có thể kéo dài dai dẳng. Vì thế, các mẹ nên uống nhiều nước, bổ sung chất xơ và thường xuyên tập thể dục mỗi ngày.
Cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi khi thai 24 tuần tuổi
>>> Xem thêm: Thai 27 tuần: Bé phát triển ra sao? Mẹ bầu cần lưu ý gì?
Kế hoạch nên có khi sản phụ mang thai 24 tuần tuổi
Giai đoạn từ 24 - 28 tuần tuổi, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm sàng lọc glucose để kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ. Đây là một trong những kế hoạch các mẹ bầu ở tuần 24 nên chú trọng, vì tiểu đường thai kỳ là tình trạng tăng glucose máu và làm tăng nguy cơ các kết cục sản khoa bất lợi. Một số dấu hiệu khi mẹ bầu có thể gặp khi tiểu đường thai kỳ như:
-
Đường có trong nước tiểu
-
Khát nước bất chợt
-
Đi tiểu nhiều lần
-
Cơ thể mệt mỏi và hay buồn nôn
Theo thống kê, có đến 2 - 5% các mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lượng đường thai kỳ giữa tuần 24 - 28,. Nếu trường hợp kết quả xét nghiệm ở mức tăng cao, các bác sĩ sẽ có những biện pháp khắc phục kịp thời.
>>> Bạn có thể xem thêm: Cân nặng thai nhi 26 tuần tuổi và những điều quan trọng mà mẹ bầu cần biết
Lời khuyên dành cho mẹ bầu 24 tuần để con khỏe mạnh
Mẹ bầu 24 tuần tuổi nên tham khảo một số lời khuyên từ các chuyên gia để có một thai kỳ khỏe mạnh hơn như sau:
Nằm đúng tư thế
Khi thai 24 tuần tuổi, bụng bầu của mẹ đã bắt đầu lớn nhưng thai nhi vẫn còn khá bé so với kích thước của bụng. Vì thế, thời gian này các mẹ bầu nên ưu tiên tư thế nằm nghiêng để hạn chế gây khó chịu cho con, tốt cho cột sống và giảm tình trạng chèn ép tĩnh mạch.
Mẹ bầu nên nằm đúng tư thế để con khỏe mạnh hơn
Thực hiện thai giáo
Để bé yêu phát triển tốt nhất các giác quan từ khi còn trong bụng, các mẹ nên thực hiện thai giáo cho con thường xuyên. Một số hình thức thai giáo mẹ bầu có thể áp dụng trong quá trình mang thai như cho con nghe nhạc, trò chuyện, kế chuyện, đọc sách hoặc sử dụng ánh sáng chiếu lên bụng,...
Chăm sóc sức khỏe
Thai 24 tuần tuổi là thời kỳ mà cơ thể mẹ bắt đầu tăng cân nhanh hơn và cảm thấy nặng nề với chiếc bụng lớn. Do đó, mẹ bầu nên chú trọng đến sức khỏe để giúp con phát triển tốt nhất. Dưới đây là một số cách chăm sóc sức khỏe mẹ bầu 24 tuần.
-
Không đi dép cao: Bụng của mẹ khi con được 24 tuần tuổi khá lớn, do đó khi di chuyển dễ mất thăng bằng và trọng lượng cơ thể mẹ dồn nhiều xuống cổ chân gây đau nhức. Vì thế, lựa chọn những đôi giày thấp hoặc sandal để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
-
Không khiêng vác vật nặng: Việc bưng bê nặng khi mang thai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho mẹ bầu như đau lưng, xương chậu tổn thương, khả năng sinh non cao, chảy máu âm đạo.
-
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Khi thai 24 tuần các mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm và các dưỡng chất cần thiết như vitamin A, vitamin C, rau củ, hoa quả,.... Ngoài ra, mẹ bầu tránh ăn các món dễ gây ngộ độc và tăng nguy cơ sinh non như hải sản sống, đồ tái, đồ ngọt, thực phẩm dầu mỡ, rượu bia, cafe,...
Chăm sóc vùng kín đúng cách
Trong quá trình mang thai, nội tiết tố thay đổi làm cho vùng kín của mẹ bầu có nhạy cảm hơn. Chính vì thế, việc sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ thông thường sẽ khiến vùng kín dễ bị kích ứng, khô rát bởi các thành phần hóa học gây hại như chất tạo màu, chất tạo mùi, chất tạo bọt, chất bảo quản paraben,...
Theo đó, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên ưu tiên dùng dung dịch vệ sinh có thành phần thiên nhiên, dịu nhẹ, làm sạch nhẹ nhàng, cân bằng độ pH và giúp vùng kín luôn khô thoáng, sạch khuẩn.
Mẹ bầu nên chăm sóc vùng kín kỹ lưỡng tránh viêm nhiễm
Các câu hỏi thường gặp khi mẹ mang thai 24 tuần
Khi mang thai 24 tuần tuổi các mẹ bầu thường đặt ra nhiều câu hỏi và cần được các chuyên gia giải đáp như sau:
Thai 24 tuần là mấy tháng?
Thai 24 tuần là lúc mà bé yêu đã được 6 tháng, đây là giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ hai, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi.
Thai 24 tuần cần làm những xét nghiệm gì?
Thông thường, ở mốc thai 24 tuần các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm quan trọng để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé. Một trong những xét nghiệm quan trọng nhất là xét nghiệm sàng lọc glucose để tầm soát tiểu đường thai kỳ.
Thai 24 tuần tuổi mẹ tăng bao nhiêu kg?
Ở thai 24 tuần, mẹ bầu nên tăng khoảng 7 - 11kg, tuy nhiên việc tăng cân nhiều hay ít đều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống và vận động phù hợp.
Chiều dài xương mũi thai nhi 24 tuần 7mm có bình thường không?
Theo một số nghiên cứu, chiều dài xương mũi thai nhi 24 tuần nằm trong khoảng 5.93 – 7.57mm, do đó kích thước 7mm là hoàn toàn bình thường. Để có kết luận chính xác, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ dựa trên kết quả siêu âm và các chỉ số khác của thai nhi.
Tư thế nằm của thai 24 tuần như thế nào?
Ở tuần thai 24 tuần, thai nhi thường đã quay đầu xuống dưới, chuẩn bị cho tư thế sinh nở. Tuy nhiên, đây chỉ là xu hướng chung và tư thế của bé có thể thay đổi tùy từng trường hợp. Mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động của bé và vị trí bé nằm qua các cú đạp.
Bé 24 tuần có tư thế nằm quay đầu xuống dưới
Thai 24 tuần là giai đoạn quan trọng trong thai kỳ, mẹ bầu cần nắm vững những thông tin cần thiết, tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và giữ tinh thần thoải mái để đón chào thiên thần nhỏ một cách trọn vẹn nhất. Nếu các mẹ bầu cần sự tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn và kiểm tra sức khỏe thai kỳ, hãy liên hệ ngay với phòng khám Sài Gòn Medik qua hotline 19005175 để được giải đáp thắc mắc chi tiết nhất.
>>> Bạn có thể xem thêm: Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu chắc chắn phải biết
Bình luận bài viết