Thai nhi 13 tuần là thời kỳ mẹ bầu đang háo hức chờ đón những thay đổi tuyệt vời của bé yêu. Đây là giai đoạn đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, cũng như mang đến cho mẹ nhiều trải nghiệm thú vị. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về sự phát triển của thai nhi 13 tuần, những thay đổi trong cơ thể mẹ, và lời khuyên chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong giai đoạn này.
Thai nhi 13 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Thai nhi 13 tuần đang tiếp tục phát triển về cấu trúc và chức năng của các cơ quan. Đặc biệt, ở tuần này bé yêu sẽ có một số thay đổi khác biệt hơn như sau:
Bé đã có thể đi tiểu
13 tuần tuổi là thời điểm thai nhi có khả năng nuốt nước ối và đi tiểu được. Quá trình này sẽ được thực hiện lặp lại trong suốt thai kỳ và có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận. Nước tiểu của con thải ra sẽ hòa cùng với nước ối và bào thai sẽ nuốt phần ối này (gồm cả nước tiểu) để tái tạo và duy trì lượng nước ối ổn định trong cơ thể mẹ.
Bé đi phân su
Ở tuần thứ 13, sau khi thai nhi nuốt nước ối vào trong ruột non, các chất cặn bã sẽ lắng lại. Về lâu dần, các chất này được tích tụ thành chất nhầy, hơi đặc và có độ kết dính màu đen được gọi là phân su. Lượng phân su này sẽ nằm trong đại tràng của thai và sẽ thải ra khi chào đời.
Răng và xương cứng lại
Xương của thai nhi tuần thứ 13 sẽ trở nên cứng cáp và rắn chắc hơn so với những tuần trước đó, đặc biệt là xương sọ và xương dài. Ngoài ra, răng cũng cứng hơn và có sự liên kết với xương hàm.
Mí mắt và tai
Phần mí mắt và tai trong tuần thai thứ 13 đã bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên mí mắt vẫn khép chặt và vùng tai thời điểm này đã hình thành 3 xương nhỏ có thể nghe được âm thanh ngoài bụng mẹ. Chính vì vậy, kể từ tuần thai thứ 13 mẹ nên trò chuyện hoặc cho con nghe nhạc nhiều để con phát triển thính giác tốt nhất.
Nhau thai đã phát triển
Thai nhi tuần 13, phần nhau thai của mẹ đã bắt đầu phát triển có vai trò cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cần thiết và xử lý các chất thải cho bé. Hơn nữa, nhau thai còn sản sinh ra hormone progesterone, estrogen giúp duy trì thai kỳ của mẹ và sự phát triển của bé.
Nhau thai tuần thứ 13 đã bắt đầu phát triển
Hình thành phản xạ mút
Trong tuần thứ 13, bé có thể đưa tay vào miệng mặc dù các cơ để mút chưa phát triển hoàn toàn. Điều này giúp bé hình thành phản xạ mút, giúp con có thể bú sữa mẹ sau khi ra đời.
Bộ phận sinh dục
Đối với bộ phận sinh dục của thai 13 tuần, cấu tạo bên trong buồng trứng (bé gái) và tinh hoàn (bé trai) phát triển đầy đủ. Kể cả cấu tạo bên ngoài đã bắt đầu hình thành hoàn thiện.
Cử động của thai nhi 13 tuần
Thai nhi trong giai đoạn 13 tuần tuổi chuyển động xung quanh buồng ối, các cử động này lúc đầu có thể giật cục và ngẫu nhiên. Thế nhưng, sau đó sẽ dần trở nên ổn định và nhịp nhàng hơn. Đây chỉ là những di chuyển nhẹ bên trong và mẹ sẽ không thể cảm nhận được đến tuần thứ 17 của thai kỳ.
Hình dáng và kích thước của thai nhi 13 tuần
Hình dạng và kích thước của thai nhi 13 tuần tuổi bắt đầu phát triển nhanh chóng cả về hình dạng lẫn kích thước của cơ thể. Thời điểm này, chiều dài cơ thể bào thai tính từ đầu đến chân dao động khoảng 2.64 inch (67.056 mm) và cân nặng sẽ nằm ở khoảng 2.58 ounce (73.14 gam) tương đương với kích thước của một quả chanh.
Trong giai đoạn này, phần đầu của thai còn to nhưng thai nhi đã có nhiều đặc điểm giống con người hơn so với các tuần trước. Bào thai vẫn tiếp tục phát triển để có hình dạng bên ngoài cân đối với toàn bộ cơ thể. Đây được xem là một trong những dấu hiệu thai 13 tuần khỏe mạnh.
Hình dạng và kích thước của thai nhi tuần thứ 13 có sự thay đổi
>>> Bạn có thể xem thêm: Thai 18 tuần tuổi phát triển như thế nào qua từng ngày
Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 13 tuần tuổi
Nhìn chung, khi mang thai ở tuần thứ 13 cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi về tính cách lẫn thể chất như sau:
-
Cơ thể giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, khó chịu: Trong tuần thai thứ 13, cơ thể mẹ đã thích nghi với những thay đổi trong thời kỳ mang thai và các tình trạng nôn ói, nhạy cảm mùi dần được cải thiện.
-
Làn da có chuyển biến tích cực: Nếu những tuần trước đó da mẹ bầu có mụn, đến tuần thứ 13 của thai kỳ tình trạng mụn trứng cá, tàn nhang giảm đi và hạn chế bài tiết chất nhờn hơn. Do đó, để duy trì làn da luôn mịn màng và khỏe mạnh trong quá trình mang thai mẹ bầu nên chọn loại kem dưỡng ẩm phù hợp nhất.
-
Ngực thay đổi: Sau khi phát hiện có thai, vùng ngực của sản phụ nhiều sự biến đổi với phần núm vú nhô ra, sẫm màu hơn. Vòng 1 của mẹ bầu tăng kích thước, căng tức để tích sữa nên có thể sẽ gây cảm giác đau nhức cho sản phụ.
-
Tăng cân: Đây là tình trạng thường gặp, mức cân nặng của mẹ sẽ có nhiều sự thay đổi. Tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người mà cân nặng sẽ tăng nhiều hay ít.
-
Dịch âm đạo hình thành: Phần dịch nhầy trong âm đạo tiết ra được xem là yếu tố sinh lý dễ gặp khi mang thai. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
-
Chảy máu cam: Hiện tượng chảy máu cam xảy ra phổ biến ở thai phụ, tình trạng này do máu tăng nhanh khi mang thai gây áp lực lên mạch máu mũi khiến chúng rộng và giãn ra. Do đó, khi mao mạch máu mũi vỡ ra sẽ gây tình trạng chảy máu cam cho thai phụ.
-
Thay đổi khẩu vị: Dưới sự tác động của hormone thai kỳ Human Chorionic Gonadotropin (hCG) làm cho vị giác của mẹ bầu có nhiều thay đổi. Do đó, sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn hoặc có thể chán ăn trong thời gian ngắn.
-
Thường xuyên bị táo bón: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ thường gặp tình trạng táo bón. Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng nồng độ của hormone progesterone làm quá trình tiêu hóa của mẹ bầu bị ảnh hưởng.
-
Giảm đi tiểu nhiều: Ở tuần 13 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ giảm tần suất đi tiểu nhiều so với những tuần trước đó. Vì lúc này, tử cung phát triển theo hướng lên trên và ra ngoài làm giảm áp lực lên bàng quang.
Mẹ bầu khi mang thai dễ gặp tình trạng táo bón khó chịu
Lưu ý mẹ cần làm khi thai nhi 13 tuần tuổi
Khi bước sang tuần thứ 13 của thai kỳ, việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu rất quan trọng. Để con có thể phát triển toàn diện nhất, khi mang thai các mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:
-
Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong quá trình mang thai như đạm, sắt, canxi, protein, vitamin, khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể.
-
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và nên ưu tiên những thực phẩm sạch, ăn đồ chính, không ăn các món tái hoặc sống.
-
Các mẹ bầu khi mang thai nên cố gắng bổ sung đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để duy trì lượng nước ổn định cho cơ thể, đào thải độc tố và giúp điều hòa tuần hoàn máu diễn ra suôn sẻ hơn.
-
Kiểm soát cân nặng trong suốt thời kỳ mang thai để bảo vệ sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con. Vì nếu tăng cân quá mức sẽ gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ.
-
Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, không nên buồn bã hay lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Các mẹ bầu có thể tham gia yoga, nghe nhạc, thiền, đọc sách,.... để giữ cho mình tâm lý thoải mái trong suốt quá trình mang thai.
-
Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, sống lành lạnh, ưu tiên nghỉ ngơi nhiều hơn và ngủ đúng giờ.
-
Vận động, đi đứng nhẹ nhàng tránh làm các công việc nặng nhọc hoặc khiêng vác nặng khi mang thai. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và giúp quá trình sinh nở về sau thuận lợi hơn.
-
Nói chuyện và tâm sự với thai nhi trong bụng để gắn kết con với bố mẹ. Đồng thời, làm tăng khả năng phát triển trí tuệ và các giác quan của bé vượt trội hơn.
-
Tham gia các khóa học về tiền sản, cập nhật các thông tin từ báo chí, internets về cách chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh nhất.
-
Thăm khám định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra tầm soát dị tật bẩm sinh ở bé kịp thời.
Thường xuyên tái khám với bác sĩ để theo dõi sức khỏe mẹ và bé
>>> Xem thêm: Dấu hiệu thai 17 tuần khỏe mạnh và những điều mẹ cần biết
Các câu hỏi thường gặp khi thai nhi 13 tuần tuổi
Dưới đây là những câu hỏi phổ biến được nhiều mẹ bầu đề cập nhất khi mang thai đến tuần thứ 13 của thai kỳ:
Mang thai 13 tuần là mấy tháng?
Tuần thứ 13 của thai kỳ tương đương với khoảng 3 tháng, nói cách khác là đã hoàn thành gần hết tam cá nguyệt đầu tiên. Đây là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự ổn định hơn của thai kỳ.
Thai 13 tuần đã an toàn chưa?
Đến tuần thứ 13, nguy cơ sảy thai đã giảm đáng kể so với những tuần đầu tiên. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần duy trì lối sống lành mạnh, đi khám thai định kỳ và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Thai nhi 13 tuần mẹ nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng ở tuần thai thứ 13 rất quan trọng. Mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, đậu,rau xanh, trái cây, canxi sữa, sữa chua, thịt đỏ, rau chân vịt, các loại rau lá xanh. Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ và chất kích thích. Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh sẽ giúp thai nhi phát triển tốt nhất.
Thai 13 tuần tuổi uống nước dừa được không?
Việc uống nước dừa khi mang thai 13 tuần không có chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên, mẹ nên uống vừa phải, không nên lạm dụng vì nước dừa có thể gây đầy hơi, khó tiêu. Để đảm bảo tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước dừa.
Thai 13 tuần nên hạn chế uống nhiều nước dừa
Bài viết trên đã cung cấp cho mẹ bầu các kiến thức về sự phát triển của con khi thai nhi 13 tuần và những lưu ý quan trọng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc. Để theo dõi tình trạng sức khỏe mẹ và bé một cách toàn diện nhất, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để khám và tư vấn trực tiếp với bác sĩ. Phòng khám Sài Gòn Medik với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại sẽ là sự lựa chọn đáng tin cậy cho các mẹ bầu, liên hệ đặt lịch ngay qua số hotline 19005175.
>>> Bạn có thể xem thêm:
- Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu chắc chắn phải biết
- Dấu hiệu thai 11 tuần khỏe mạnh. Cơ thể mẹ thay đổi ra sao?
Bình luận bài viết