Thai 10 tuần đánh dấu bước chuyển tiếp quan trọng khi thai nhi chính thức bước vào giai đoạn bào thai. Lúc này, bé bắt đầu phát triển nhanh chóng, các cơ quan quan trọng dần hình thành và hình dáng cũng ngày càng rõ nét hơn. Vậy thai nhi 10 tuần phát triển như thế nào? Hình ảnh khi siêu âm ra sao? Mẹ cần lưu ý gì để đảm bảo thai nhi luôn khỏe mạnh? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây!
Thai 10 tuần phát triển như thế nào?
Ở tuần thứ 10 của thai kỳ, thai nhi 10 tuần tuổi có kích thước khoảng 3,1 – 4 cm và nặng khoảng 0,4 kg, tương đương một quả dâu nhỏ. Lúc này, các màng giữa ngón tay và ngón chân bé đã biến mất, phần móng tay cũng bắt đầu hình thành. Đầu của thai nhi ngày càng lớn hơn do sự phát triển mạnh mẽ của não bộ. Dưới lợi, răng sữa đang dần cứng lại và liên kết với xương hàm. Mắt bé vẫn nhắm chặt và sẽ chỉ mở khi bước sang tuần thứ 27.
Hệ xương và sụn phát triển giúp hình thành đầu gối, tay, khuỷu tay và mắt cá chân ở bé. Đồng thời, dạ dày bắt đầu tiết dịch vị, còn thận tiếp tục quá trình tạo nhiều nước tiểu hơn. Đặc biệt, nếu mẹ mang thai bé trai, cơ thể con lúc này cũng sẽ bắt đầu sản xuất ra các hormone testosterone.
Về nhịp tim, thai 10 tuần tuổi có nhịp tim dao động từ 140 – 170 nhịp/phút. Dù là bé trai hay bé gái, nhịp tim cũng không có sự khác biệt đáng kể. Hơn nữa, do nhịp tim của thai nhi tuần thứ 10 còn nhỏ và đập nhẹ, nên mẹ bầu khó có thể cảm nhận được ở trạng thái bình thường mà chỉ nghe được tim thai qua siêu âm.
Thai 10 tuần tuổi có kích thước như một quả dâu nhỏ
>>> Xem thêm: Thai nhi tuần 11 bám chắc chưa? Cơ thể mẹ thay đổi ra sao?
Xem hình ảnh của thai nhi 10 tuần tuổi như thế nào?
Ngoài việc quan tâm đến sự phát triển của con như thế nào, không ít mẹ bầu cũng luôn thắc mắc liệu hình ảnh thai nhi 10 tuần sẽ ra sao. Thực chất, với công nghệ kỹ thuật khoa học hiện đại như ngày nay, bố mẹ rất dễ dàng có thể nhìn thấy hình hài đáng yêu của con thông qua các hình thức siêu âm thai 10 tuần dưới dạng 4D, 5D. Việc siêu âm này không chỉ giúp mẹ có cái nhìn rõ hơn về sự phát triển của con trong thời gian này, mà còn tầm soát được các nguy cơ dị tật có thể xảy ra.
Hình ảnh siêu âm của thai nhi 10 tuần tuổi
Mẹ bầu mang thai 10 tuần có biểu hiện gì?
Bước sang tuần thứ 10, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi rõ rệt để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Điều này biểu hiện rõ rệt ở cả thể chất lẫn tinh thần của mẹ bầu.
Về thể chất
Những thay đổi về thể chất có thể khác nhau ở từng mẹ bầu nhưng nhìn chung sẽ bao gồm:
-
Vóc dáng thay đổi: Nhiều mẹ bầu băn khoăn rằng thai 10 tuần bụng to chưa? Lúc này, dù thai nhi lúc này chỉ như một quả dâu nhỏ, nhưng mẹ đã có thể nhận thấy bụng hơi nhô lên. Nhất là với những mẹ mang thai lần hai, phần bụng sẽ càng dễ nhận thấy hơn.
-
Tăng cân nhẹ: Cơ thể mẹ có thể tăng từ 0,5 – 1,5kg là do lượng máu và chất lỏng gia tăng, chứ không phải do kích thước thai nhi.
-
Tử cung phát triển: Khi thai 10 tuần tuổi, tử cung sẽ to lên, kích thước tương đương một quả cam lớn để thích nghi với sự phát triển của bé.
-
Mệt mỏi và uể oải: Việc thai nhi phát triển nhanh khiến mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi và cần nghỉ ngơi nhiều hơn để duy trì năng lượng.
-
Căng và đau dây chằng: Tử cung giãn ra khiến dây chằng vùng bụng căng lên, khiến mẹ bầu cảm giác đau hơn trước.
-
Ngực to ra: Hormone thai kỳ làm ngực lớn hơn, quầng vú cũng sẫm màu hơn để chuẩn bị cho giai đoạn tiết sữa.
-
Thay đổi về da: Một số mẹ có thể thấy da sáng hơn nhờ lưu thông máu tốt, trong khi số khác có thể xuất hiện các đốm nâu do thay đổi nội tiết tố.
-
Chóng mặt: Do lưu lượng máu tăng lên để nuôi dưỡng thai nhi, mẹ có thể bị hoa mắt, đặc biệt khi đứng lâu hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
Ngực mẹ bầu trong thai kỳ sẽ trở nên lớn hơn
Về tinh thần
Không riêng về thể chất, sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi cũng khiến mẹ có thể trải qua nhiều cảm xúc thất thường như:
-
Nhạy cảm và dễ xúc động: Hormone thai kỳ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến mẹ dễ bị tác động bởi những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống. Mẹ có thể dễ rơi nước mắt, tủi thân hoặc cảm thấy cô đơn dù có sự quan tâm từ gia đình.
-
Lo âu và căng thẳng: Nhiều mẹ bầu lo lắng về thai 10 tuần đã an toàn chưa, thai 10 tuần phát triển như thế nào, hay những vấn đề sức khỏe bản thân trong thai kỳ. Nếu không kiểm soát tốt, tình trạng này có thể gây áp lực tinh thần kéo dài, ảnh hưởng đến sự phát triển của con yêu.
-
Dễ cáu gắt, khó chịu: Sự xáo trộn của serotonin – chất điều hòa cảm xúc cũng khiến mẹ bầu dễ nóng giận trước ảnh hưởng từ các yếu tố xung quanh.
Mẹ bầu mang thai 10 tuần tuổi dễ trở nên cáu gắt do thay đổi hormone
Những lưu ý cho mẹ khi thai nhi 10 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi từ tuần thứ 10 sẽ ngày càng mạnh mẽ, đòi hỏi mẹ bầu cần chú trọng nhiều hơn đến sức khỏe để đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn. Dưới đây là những điều quan trọng mẹ cần lưu ý:
-
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Bầu tuần thứ 10 nên ăn gì luôn là trăn trở của nhiều mẹ bầu. Thời gian này, các mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá, trứng và sữa để hỗ trợ thai nhi phát triển tốt nhất.
-
Bổ sung vi chất cần thiết: Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung axit folic, canxi, vitamin A, D, C, B1, B2 để giảm nguy cơ sinh non và ngăn ngừa dị tật cho thai nhi.
-
Uống đủ nước: Duy trì đủ từ 2 lít nước/ngày giúp mẹ khỏe mạnh, hỗ trợ tuần hoàn máu cung cấp nước ối nuôi thai nhi.
-
Vận động nhẹ nhàng: Tập luyện các bài tập phù hợp như đi bộ, yoga bầu giúp tăng cường trao đổi chất, cải thiện sức khỏe tinh thần.
-
Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý: Giúp cơ thể tái tạo năng lượng, giảm căng thẳng và duy trì trạng thái tinh thần ổn định.
-
Tránh xa chất kích thích và môi trường độc hại: Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá, caffeine quá mức và tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại từ môi trường.
-
Hạn chế làm việc nặng: Không mang vác đồ nặng, tránh làm việc quá sức để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến thai 10 tuần tuổi.
Duy trì chế độ ăn uống khoa học giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé
>>> Xem thêm: Dấu hiệu thai 13 tuần khỏe mạnh và lưu ý mẹ bầu nên biết
Câu hỏi thường gặp khi thai 10 tuần tuổi
Bên cạnh sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi, mẹ bầu còn băn khoăn về độ an toàn, vị trí thai, cách siêu âm và các vấn đề sinh hoạt trong thai kỳ. Dưới đây là những giải đáp chi tiết giúp mẹ có thể an tâm hơn.
Thai 10 tuần đã an toàn chưa?
Thai 10 tuần nhìn chung khá an toàn vì thai nhi đã bước sang giai đoạn bào thai. Vị trí thai nhi 10 tuần trong bụng mẹ lúc này cũng đã bám chắc vào tử cung, nên nguy cơ sảy thai so với những tuần đầu đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần chú ý đến các dấu hiệu bất thường và duy trì khám thai theo đúng chỉ định để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Thai nhi 10 tuần tuổi đã biết đạp chưa?
Ở tuần thứ 10 của thai kỳ, thai nhi đã có thể thực hiện nhiều chuyển động nhỏ bên trong bụng mẹ như xoay người, trườn nhẹ, đá và đạp. Tuy nhiên, do thai nhi còn rất nhỏ, các cử động này vẫn chưa đủ mạnh để mẹ có thể cảm nhận được.
Thai 10 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?
Từ tuần thứ 10 trở về trước của thai kỳ, phương pháp siêu âm đầu dò thường được ưu tiên áp dụng do tử cung lúc này vẫn nằm sâu trong khung xương chậu. Cách siêu âm này giúp tiếp cận gần hơn với tử cung, cho hình ảnh chi tiết và rõ nét hơn so với siêu âm bụng.
Thai 10 tuần tuổi thường ưu tiên sử dụng phương pháp siêu âm đầu dò
Thai 10 tuần hết nghén có sao không?
Thông thường, mẹ bầu sẽ giảm nghén từ tuần 16, nhưng một số ít có thể kéo dài suốt thai kỳ. Nếu thai 10 tuần hết nghén đột ngột, có thể do Beta HCG suy giảm, báo hiệu thai nhi ngừng phát triển.
Nguyên nhân có thể liên quan đến bệnh lý, tuổi tác của mẹ hoặc bất thường thai nhi. Do đó, nếu các triệu chứng buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi biến mất đột ngột, mẹ nên đi khám ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Mang thai 10 tuần quan hệ được không?
Khi thai nhi 10 tuần tuổi, nhiều mẹ bầu có thể cảm thấy nhu cầu tình dục tăng cao do sự gia tăng hormone trong thai kỳ. Nếu không có chống chỉ định từ bác sĩ, mẹ bầu hoàn toàn có thể quan hệ tình dục nhẹ nhàng trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu từng có nguy cơ động thai hay sinh non, mẹ cần hạn chế hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quan hệ để đảm bảo an toàn.
Mang thai 10 tuần tuổi là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của bé và nhiều thay đổi trong cơ thể mẹ. Do đó, việc hiểu rõ các dấu hiệu thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe và con yêu. Ngoài ra, nếu có bất kỳ vấn đề nào trong quá trình mang thai, đừng ngần ngại đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Công Nghệ Cao Sài Gòn Medik để được đội ngũ bác sĩ chuyên môn thăm khám tốt nhất!
>>> Bạn có thể xem thêm: Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu chắc chắn phải biết
Bình luận bài viết