Khi mang thai, một trong những nỗi lo lớn nhất của người mẹ là sợ con mắc dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học hiện đại, các phương pháp xét nghiệm dị tật thai nhi ngày càng chính xác và an toàn, giúp các mẹ bầu phát hiện sớm các bất thường và có kế hoạch chăm sóc tốt nhất cho con yêu. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin toàn diện về các loại xét nghiệm dị tật thai nhi.
Tại sao mẹ bầu nên xét nghiệm dị tật thai nhi?
Theo các chuyên gia, trong quá trình mang thai sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau nên trẻ hoàn toàn có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, di truyền. Chẳng hạn như bệnh Down, dị tật ống thần kinh, hội chứng Edwards, tim bẩm sính,...
Kết quả xét nghiệm sàng lọc sẽ giúp bạn phát hiện nhanh chóng dị tật bẩm sinh ở trẻ, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Từ đó, dễ dàng đưa ra các giải pháp khắc phục dị tật bẩm sinh kịp thời.
Đối với xét nghiệm sàng lọc dị tật thai kỳ cần được áp dụng cho mọi mẹ bầu khi thai kỳ diễn ra. Dưới đây là các mẹ bầu thuộc nhóm đối tượng ưu tiên thực hiện:
-
Mẹ bầu mang thai trên 35 tuổi.
-
Mẹ bầu hoặc người thân trong gia đình mắc bệnh lý, dị tật bẩm sinh.
-
Mẹ đã có tiền sử bị lưu thai, sảy thai hoặc các mẹ có sức khỏe yếu, thường bị dọa sảy.
-
Mẹ bị nhiễm trùng khi mang thai như cúm, rubella, CMV,...
-
Mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại, nhiều bụi bẩn hoặc chất phóng xạ.
>>> Bạn có thể xem thêm: Kiểm tra sức khoẻ sinh sản và những điều có thể bạn chưa biết
Các loại xét nghiệm dị tật thai nhi
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu nên thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh như sau:
Xét nghiệm dị tật thai nhi Double test
Xét nghiệm dị tật thai nhi Double test là xét nghiệm sàng lọc được mẹ bầu thực hiện khi thai kỳ diễn ra. Một số chuyên gia khuyên rằng, mẹ bầu nên thực hiện Double test từ tuần thứ 11 - 13 của thai kỳ.
Double test giúp xác định nồng độ của 2 chất PAPP-A, β-hCG tự do có trong máu của mẹ bầu do thai nhi tiết ra. Kiểm tra cùng với kết quả siêu âm độ mờ da gáy, Double test sẽ giúp phát hiện các hội chứng Trisomy 13, Trisomy 1 và Trisomy 21,... có khả năng xảy ra trong suốt thai kỳ đối với thai nhi.
Ngoài ra, xét nghiệm Double test sẽ cho kết quả chính xác lên đến 90 - 95%. Đây là xét nghiệm không phức tạp nên mẹ bầu có thể thực hiện xét nghiệm ở nhiều đơn vị, cơ sở y tế uy tín.
Xét nghiệm dị tật thai nhi Double Test giúp mẹ bầu sàng lọc bệnh cho thai nhi
>>> Xem thêm: Tại sao cần xét nghiệm nhiễm sắc thể trước khi mang thai
Xét nghiệm dị tật thai nhi Triple Test
Theo các chuyên gia cho biết, thai nhi tuần thứ 15 - 22 mẹ nên thực hiện xét nghiệm Triple test để mang lại kết quả chính xác nhất. Việc sàng lọc từ xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá nồng độ của 3 chất có trong máu của mẹ là uE3, AFP và β-hCG - Beta human Chorionic Gonadotropin và từ đó có thể đưa ra quyết định bé có mắc các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, hội chứng Trisomy 18 - thừa NST 18 ở trẻ và dị tật ống thần kinh.
Xét nghiệm không xâm lấn NIPT
NIPT là xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi được xem là mang lại kết quả chính cao, an toàn cho cả mẹ và bé. Đối với xét nghiệm NIPT, mẹ bầu nên thực hiện ở tuần thứ 10 của thai nhi.
Khi thai kỳ diễn ra, trong máu của mẹ có chứa hỗn hợp ADN của mẹ và tế bào nhau thai. Các tế bào ADN của thai nhi sẽ được đưa vào cơ thể của mẹ, do vậy xét nghiệm NIPT sẽ phụ thuộc vào việc phân tích các đoạn ADN nhỏ của thai nhi có trong máu của mẹ để phát hiện dị tật, bất thường có thể xảy ra như hội chứng Down, hội chứng Trisomy 13, các hội chứng lặp hoặc mất NST,...
Kết quả xét nghiệm NIPT có tỷ lệ chính xác lên đến 99,98%, điều này giúp hạn chế các trường hợp sử dụng các phương pháp xâm lấn như chọc nước ối, sinh thiết,...
Kết quả xét nghiệm NIPT giúp phát hiện được con có dị tật hay không
Một vài lưu ý khi xét nghiệm dị tật thai nhi cần biết
Khi thực hiện xét nghiệm dị tật thai nhi các mẹ nên chú trọng một số lưu ý sau đây để đảm bảo mang đến kết quả chính xác nhất:
-
Thông thường, kết quả xét nghiệm dị tật thai nhi không bị ảnh hưởng qua việc ăn uống. Do đó, các mẹ bầu có thể ăn uống bình thường trước khi đến viện xét nghiệm để duy trì sức khỏe ổn định nhất.
-
Trước khi thực hiện các xét nghiệm, nếu cơ thể gặp bất kỳ vấn đề gì thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.
-
Kết quả xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh không thay thế được các chẩn đoán thực tế từ bác sĩ. Vì thế, sau khi có kết quả bạn cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
-
Nếu nhận thấy kết quả không khả thi, bác sĩ sẽ cân nhắc về việc chọc ối hoặc sinh thiết nhau thai để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng thai nhi. Thế nhưng, đây là xét nghiệm xâm lấn và có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, bạn nên thực hiện tại các địa chỉ y tế uy tín, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm.
>>> Xem thêm: Khám sàng lọc trước sinh ở đâu tốt? Và những điều cần lưu ý
Thực hiện xét nghiệm dị tật thai nhi ở đâu an toàn?
Nếu mẹ bầu đang có nhu cầu muốn tìm kiếm địa chỉ xét nghiệm dị tật thai nhi an toàn, uy tín thì có thể tham khảo phòng khám Sài Gòn Medik. Đây là địa chỉ nhận được sự tin tưởng của nhiều mẹ bầu nhờ sở hữu các ưu điểm nổi bật trong dịch vụ như sau:
-
Sở hữu đội ngũ các chuyên gia giỏi, bác sĩ giàu kinh nghiệm, có tâm và có tầm trong việc thăm khám.
-
Sài Gòn Medik luôn trang bị đầy đủ máy móc, các trang thiết bị y tế hiện đại giúp quá trình thăm khám diễn ra nhanh chóng và cho kết quả chính xác nhất.
-
Mức chi phí thăm khám, xét nghiệm dị tật thai nhi được công khai minh bạch, rõ ràng. Do đó, các mẹ có thể tự do lựa chọn gói thăm khám hoặc xét nghiệm phù hợp với nhu cầu.
-
Dịch vụ thực hiện nhanh chóng, thuận lợi giúp mẹ bầu tiết kiệm thời gian, công sức di chuyển.
Đội ngũ y bác sĩ tại phòng khám Sài Gòn Medik có trình độ chuyên môn cao
Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin liên quan đến xét nghiệm dị tật thai nhi và gợi ý địa chỉ thăm khám an toàn cho mẹ bầu. Để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất, bạn có thể liên hệ ngay với phòng khám Sài Gòn Medik qua số hotline 19005175 để được tư vấn tận tâm nhất.
>>> Bạn có thể xem thêm:
- Tại sao khám sàng lọc trước khi mang thai là bước chuẩn bị quan trọng
- Khám sàng lọc thai nhi hết bao nhiêu tiền? Có đắt hay không?
Bình luận bài viết