Tim thai đập là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé đang lớn lên khỏe mạnh trong bụng mẹ, mang đến niềm hạnh phúc vô bờ cho cha mẹ. Vậy thai nhi mấy tuần có tim thai? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để biết khi nào có thể nghe được nhịp tim thai và những dấu hiệu nhận biết quan trọng nhé!
Thai nhi mấy tuần có tim thai?
Việc mẹ bầu thắc mắc bao lâu thì có tim thai là điều rất dễ hiểu, bởi tim thai đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết sự phát triển của bé. Sự xuất hiện của tim thai không chỉ đánh dấu một cột mốc đặc biệt trong thai kỳ mà còn giúp mẹ an tâm hơn về tình trạng sức khỏe của con yêu trong bụng.
Để giải đáp cho việc mang thai mấy tuần có tim thai, nhiều bác sĩ đã cho biết, thông thường tim thai bắt đầu hình thành và đập từ ngày thứ 22 sau khi thụ thai. Nhưng phải đến tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ, mẹ mới có thể nhận biết tim thai thông qua kỹ thuật siêu âm hiện đại. Đây là thời điểm mà nhiều mẹ bầu mong chờ nhất, bởi nhịp tim con chính là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy bé con đang phát triển khỏe mạnh.
Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng nghe được tim thai ở thời điểm này. Một số trường hợp do chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc tốc độ phát triển của phôi thai, tim thai có thể xuất hiện muộn hơn vào khoảng tuần thứ 8 – 10 của thai kỳ. Điều này là hoàn toàn bình thường, mẹ không nên quá lo lắng.
Nhịp tim thai nhi thường xuất hiện từ tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ
Sự hình thành tim thai
Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh, hợp tử bắt đầu di chuyển vào tử cung và phân chia tế bào. Khoảng 5 ngày sau, phôi thai hình thành và tiếp tục phát triển. Đến ngày thứ 7, phôi thai bám vào niêm mạc tử cung và tiết ra hormone HCG – dấu hiệu có thể nhận biết bằng que thử thai.
Tim thai bắt đầu phát triển ngay từ khi phôi thai hình thành. Khoảng 3 tuần sau khi thụ tinh, ống tim nguyên thủy hoạt động và dần phát triển. Đến tuần thứ 7, tim bắt đầu phân chia thành hai buồng. Sau 8 tuần, trái tim về cơ bản đã hoàn thiện cấu trúc với bốn buồng và hai đường thoát máu riêng biệt.
Khi nào siêu âm và xác định thai nhi bị khuyết tật tim?
Siêu âm tim thai là phương pháp quan trọng giúp phát hiện sớm các dị tật tim bẩm sinh. Theo các chuyên gia, tuần 18 – 24 của thai kỳ là thời điểm lý tưởng để thực hiện siêu âm tim thai chuyên sâu. Bởi lúc này, tim thai đã phát triển hoàn chỉnh, giúp bác sĩ quan sát rõ cấu trúc tim, hoạt động của van tim và dòng chảy máu để phát hiện sớm các bất thường nếu có.
Một số mẹ bầu có thể được chỉ định siêu âm tim thai sớm từ tuần 13 – 14, nhưng do tim thai vẫn còn nhỏ và chưa hoàn thiện, việc chẩn đoán, sàng lọc dị tật lúc này sẽ chưa thể đạt được độ chính xác cao. Nếu kết quả chưa rõ ràng, bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra lại vào khoảng tuần 18 – 24 để có kết quả chính xác hơn.
Ngược lại, nếu siêu âm tim thai quá muộn, đặc biệt là sau tuần 30, hiệu quả chẩn đoán sẽ bị giảm đáng kể. Lý do là lúc này, hệ thống xương sườn và các cơ quan nội tạng của thai nhi đã phát triển đầy đủ, che khuất một phần tim, khiến việc quan sát trở nên khó khăn hơn. Do đó, mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe tim mạch của bé được theo dõi tốt nhất.
Nên siêu âm tim thai vào tuần thứ 18 – 24 của thai kỳ
>>> Bạn có thể xem thêm: Các mốc xét nghiệm quan trọng khi mang thai mẹ bầu không nên bỏ qua
Mẹ bầu nên làm gì sau khi tim thai xuất hiện?
Bên cạnh những thắc mắc về mấy tuần có tim thai, không ít mẹ bầu cũng quan tâm về việc nên làm gì sau khi tim thai xuất hiện để bé yêu luôn phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là một số lời khuyên từ thói quen đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, giúp mẹ và bé có được hành trình mang thai an toàn.
-
Bổ sung axit folic: Việc bổ sung đầy đủ axit folic trước và trong quá trình mang thai sẽ giúp phòng tránh được các dị tật bẩm sinh cho bé.
-
Kiểm soát tiểu đường: Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoặc tiểu đường type 2. Mẹ cần chú ý theo dõi sát sao lượng đường huyết trong suốt thai kỳ để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho thai nhi.
-
Tránh rượu bia, thuốc lá: Những chất kích thích này có thể làm tăng 2% nguy cơ bất thường tim thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
-
Thăm khám thai định kỳ: Kiểm tra theo đúng lịch hẹn hoặc khi có dấu hiệu bất thường để theo dõi sức khỏe tim thai và sự phát triển tổng thể của bé.
-
Hạn chế vận động mạnh: Trong những tuần đầu, tim thai còn nhạy cảm, mẹ bầu nên tránh mang vác nặng, tập luyện quá sức và lên xuống cầu thang nhiều.
-
Kiêng quan hệ vợ chồng: Đặc biệt là trong những tuần đầu sau khi tim thai xuất hiện để tránh kích thích co bóp tử cung ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu cần thiết, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.
-
Không tự ý dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ, thay vào đó ưu tiên chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
Bố mẹ nên kiêng quan hệ vợ chồng trong 3 tháng đầu khi tim thai hình thành
Vì sao không thể nghe thấy tim thai?
Không ít mẹ bầu rất lo lắng vì sao không nghe được tim thai của con, dù đã trôi qua rất nhiều tuần và thai cũng đã lớn. Việc này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Thai nhi bị rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim ở thai nhi là tình trạng rất hiếm gặp và thường chỉ xảy ra tạm thời trong một giai đoạn nhất định của thai kỳ, chứ không kéo dài liên tục. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này được xem là lành tính và không gây nguy hiểm cho thai nhi.
Mẹ bầu có thể phát hiện việc rối loạn nhịp tim thai ở bé khi đi siêu âm định kỳ. Nếu tim thai có nhịp bất thường, bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá mức độ ảnh hưởng để đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Sảy thai tự nhiên
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng tim thai đang đập ổn định lại đột ngột ngừng mà không có yếu tố tác động, đặc biệt khi sức khỏe của mẹ bầu vẫn bình thường. Nếu trong mấy tuần có tim thai, nhưng sau đó lại không còn nhịp đập nữa, mẹ cần đến ngay bác sĩ để kiểm tra và xác định nguyên nhân.
Khoảng 50% trường hợp sảy thai tự nhiên này có liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể hoặc rối loạn phân chia tế bào, khiến phôi thai không thể phát triển bình thường. Bên cạnh đó, nguy cơ sảy thai cũng gia tăng nếu mẹ bầu mắc đái tháo đường, rối loạn đông máu, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc chịu tác động từ môi trường bên ngoài như chấn thương, căng thẳng kéo dài, tiếp xúc với hóa chất độc hại, sử dụng chất kích thích.
Sảy thai tự nhiên là một trong những nguyên nhân không nghe thấy tim thai ở trẻ
>>> Xem thêm: Các dấu hiệu thai bất thường mẹ bầu nên đi thăm khám ngay
Yếu tố khách quan khác
Trong một số trường hợp, dù tim thai đã hình thành nhưng nhịp đập vẫn chưa thể nghe thấy rõ ràng. Điều này có thể do tim thai còn quá nhỏ, vị trí thai chưa thuận lợi hoặc thiết bị siêu âm không đủ nhạy, khiến việc phát hiện trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt trong những tuần đầu thai kỳ, nhịp tim của bé còn yếu nên không phải lúc nào cũng có thể quan sát được ngay lần siêu âm đầu tiên.
Vì vậy, nếu chưa nghe thấy tim thai, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng mà hãy kiểm tra lại vào thời điểm phù hợp khác tại những cơ sở y tế uy tín lớn, có trang thiết bị hiện đại, tiên tiến để đảm bảo kết quả chính xác nhất.
Đôi khi, tim thai đã hình thành nhưng nhịp đập chưa đủ mạnh hoặc vị trí thai chưa đủ thuận lợi để quan sát. Ngoài ra, trong một số trường hợp, việc không nghe thấy tim thai có thể do thiết bị siêu âm kém nhạy hoặc ống nghe không đảm bảo chất lượng, khiến việc phát hiện tim thai trở nên thiếu chính xác.
Hy vọng bài viết này đã giúp mẹ hiểu rõ mấy tuần có tim thai, thời điểm siêu âm và những lưu ý quan trọng để thai nhi có điều kiện phát triển khỏe mạnh tốt nhất. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về sức khỏe thai kỳ, mẹ hãy đến Phòng Khám Đa Khoa Công Nghệ Cao Sài Gòn Medik để được tư vấn và hỗ trợ nhé!
>>> Bạn có thể xem thêm:
- Thời điểm và địa chỉ khám nội tiết khi mang thai an toàn
- Xét nghiệm máu thai kỳ - Theo dõi toàn diện sức khỏe mẹ và bé
Bình luận bài viết