Khám lâm sàng chính là hoạt động đầu tiên và quan trọng bậc nhất trong quy trình khám chữa bệnh cho một bệnh nhân. Kết quả từ khám lâm sàng sẽ giúp cho các bác sĩ có thể đưa ra được đánh giá toàn diện về sức khỏe và cũng như đưa ra được phác đồ điều trị bệnh phù hợp cho từng bệnh nhân.
Khám lâm sàng là bước đầu tiên của các quy trình khám chữa bệnh
Khám Lâm Sàng là gì?
Có thể các bạn chưa biết, khám lâm sàng là một bước vô cùng quan trọng trong quy trình khám chữa bệnh, nó giúp bác sĩ thu thập các thông tin về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân lúc ban đầu.
Trong quá trình khám lâm sàng, các bác sĩ thường sẽ sử dụng các dụng cụ như: máy đo huyết áp, bàn cân, ống nghe, đèn soi..để có thể thực hiện các bước thu thập thông tin, chỉ số cơ bản như huyết áp, nhịp tim, chiều cao và cân nặng. Các chỉ số này giúp cho bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng dinh dưỡng, cũng như chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến tim mạch, thiếu dinh dưỡng hoặc béo phì.
Bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị y tế để thu thập các thông tin, chỉ số cơ bản
Ngoài ra, khám lâm sàng không chỉ dựa vào các thiết bị hỗ trợ mà còn đòi hỏi sự nhạy bén trong quan sát và kinh nghiệm thăm khám bệnh của các bác sĩ, đây cũng là một trong những điểm mạnh nhất của đội ngũ y bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn Medik. Việc trao đổi thông tin với bệnh nhân về các triệu chứng hiện tại, cũng như tiền sử bệnh lý của cá nhân và gia đình bệnh nhân giúp bác sĩ thu hẹp phạm vi bệnh lý của bệnh nhân có thể mắc phải.
Những câu hỏi các bạn sẽ thường gặp như: “Bạn có cảm thấy khó thở không?”, “Bạn có cảm thấy đau ở đâu không?” hoặc “Trong gia đình bạn có ai từng mắc bệnh gì nguy hiểm không?” là những câu hỏi quan trọng để bác sĩ có thể đánh giá chính xác hơn về tình trạng sức khỏe và đưa ra chẩn đoán sơ bộ cho bệnh nhân, vì vậy bạn hãy cung cấp các thông tin chi tiết và chính xác nhất cho bác sĩ nhé.
Khám Lâm Sàng quan trọng như thế nào?
Có thể thấy, khám lâm sàng là một bước thiết yếu trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh, nó giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường hoặc tiềm ẩn trong cơ thể của bệnh nhân. Đây là nền tảng để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh nhân thông qua các biểu hiện bên ngoài và các chỉ số cơ bản. Nhờ vào việc khám lâm sàng, các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, hoặc rối loạn tiêu hóa có thể được phát hiện ở giai đoạn đầu, và đây cũng chính là giai đoạn điều trị hiệu quả cao nhất.
Khám lâm sàng là vô cùng quan trọng để có thể ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm
Khám lâm sàng định kỳ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, bằng cách theo dõi sức khỏe liên tục và kịp thời điều chỉnh phương pháp điều trị khi cần thiết. Đối với nhiều bệnh nhân, đây là bước đầu tiên dẫn đến các xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm máu, chụp X-quang, hoặc siêu âm…Bằng cách này, bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị chính xác, và cá nhân hóa theo từng bệnh nhân.
Tầm quan trọng của khám lâm sàng còn nằm ở khả năng phát hiện những dấu hiệu nhỏ nhưng lại chính là mầm mống của các bệnh nghiêm trọng. Việc khám lâm sàng đều đặn không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe ổn định mà còn mang lại sự an tâm cho bệnh nhân, giảm nguy cơ gặp phải các tình trạng y tế nguy hiểm trong tương lai.
Các bước khám lâm sàng tại Sài Gòn Medik
Để đảm bảo cho bệnh nhân được nhận đầy đủ tất cả các quy trình khi khám bệnh, thì việc khám lâm sàng tại Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn Medik sẽ theo từng bước cụ thể như sau:
-
Trao đổi trực tiếp với bác sĩ, thu thập thông tin: Đây chính là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng để bác sĩ chúng tôi có cái nhìn tổng quát về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Chúng tôi sẽ trao đổi và đặt một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng hiện tại của bệnh, các thói quen sinh hoạt, môi trường làm việc và tiền sử bệnh của cá nhân và gia đình của bệnh nhân.
Bệnh nhân sẽ được trao đổi trực tiếp với bác sĩ để chẩn đoán bệnh lý
-
Đo huyết áp, chiều cao, cân nặng: Việc đo các chỉ số này sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng thể chất tổng quát của bệnh nhân. Huyết áp là một trong những chỉ số quan trọng nhất để theo dõi sức khỏe tim mạch, vì nó sẽ chỉ ra nguy cơ cao huyết áp hoặc các vấn đề về tuần hoàn máu.
Cân nặng và chiều cao thì được sử dụng để tính chỉ số thể chất của cơ thể (BMI), từ đó xác định xem bệnh nhân có bị thừa cân, béo phì, hay suy dinh dưỡng hay không. Và việc duy trì các chỉ số này ở mức ổn định là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật, bao gồm các bệnh lý về tim mạch, xương khớp và tiểu đường.
-
Khám tim mạch: Ở bước này, bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu của bệnh tim mạch bằng cách sử dụng ông nghe để nghe nhịp tim của bệnh nhân. Điều này giúp phát hiện những âm thanh hoặc nhịp tim bất thường để chẩn đoán các bệnh về tim mạch.
-
Khám hô hấp: Trong bước này thì bác sĩ vẫn sẽ sử dụng ống nghe để nghe âm thanh của phổi và đường hô hấp để đánh giá sự lưu thông của không khí trong phổi. Những dấu hiệu bất thưởng như là tiếng rít, tiếng khò khè có thể là dấu hiệu của các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản hoặc hen suyễn.
Việc phát hiện sớm các vấn đề về hô hấp giúp bác sĩ sẽ sớm đưa ra được phương pháp điều trị tốt nhất, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau như suy hô hấp hoặc viêm nhiễm phổi, phế quản nặng hơn.
-
Khám hệ tiêu hóa: Ở quá trình này thì bác sĩ sẽ kiểm tra vùng bụng của bệnh nhân để phát hiện những dấu hiệu bất thường. Sử dụng kỹ thuật sờ nắn, các bác sĩ có thể cảm nhận các triệu chứng như sưng, đau, hoặc cứng ở bụng, từ đó có thể biết được các vấn đề liên quan đến dạ dày, ruột, gan hoặc thận.
Quá trình này giúp phát hiện sớm các bệnh lý như viêm đại tràng. loét dạ dày, hoặc rối loạn chức năng gan mật. Đồng thời, dựa trên những dấu hiệu này, bác sĩ sẽ đề xuất các xét nghiệm chuyên sâu hoặc phương án điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Có thể thấy, mỗi bước trong quy trình khám lâm sàng đều có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý sớm trong cơ thể, giúp bác sĩ có thể đưa ra được phương pháp phòng ngừa hoặc điều trị kịp thời, hiệu quả cho bệnh nhân.
Nếu bạn cảm thấy cơ thể của mình có triệu chứng lạ, hãy liên hệ ngay với Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn Medik chúng tôi để đặt lịch khám nhé!
Bình luận bài viết